Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học để làm.

 

Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. […] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lí thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.

Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.

(https://sites.google.com/site/giatricuocsongquanhta/home/y-nghia-cuoc-song)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”?

Câu 3: (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn sau: Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học.

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?

Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này”.

Câu 5 (1.0 điểm): Trong ba thông điệp: “học để biết”, “học để thi”, “học để làm”, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc học để làm.

Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về quan điểm học đi đôi với hành trong khoảng 600 chữ.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2

- Theo tác giả, để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”, các bạn sinh viên “sẽ đi làm thêm để có nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn”.

Câu 3

Các biện pháp nghệ thuật:

- Liệt kê: “Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học”, “những cái ta học và những cái xã hội cần”.

- So sánh: “Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học”.

- Điệp từ “khi”, điệp cấu trúc “Khi…ta sẽ”.

- Tác dụng: Làm tăng tính thuyết phục, tính chặt chẽ cho lập luận, làm cho văn bản thêm cụ thể, sinh động. Nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng. giá trị của tư duy học để làm và chúng ta cần học tập như thế nào nhằm phục vụ cho nhu cầu xã hội.

Câu 4

Câu văn: “Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này”.

Được hiểu là mỗi người tiếp cận việc học ở một mục đích khác nhau sẽ mang đến một kết quả khác nhau. Học để biết sẽ mở rộng vốn hiểu biết, học để thi kết quả cao còn học để làm sẽ tăng năng lực thích ứng công việc....

Câu 5

- Học sinh lựa chọn một thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân.

- Học sinh có cách lí giải phù hợp, thuyết phục.

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc học để làm.

  1. Về hình thức: 

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – hợp – phân, móc xích hoặc song hành. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Các định đúng vấn đề cần nghị luận: học để làm.

  1. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để là rõ vấn đề nghị luận

- Giáo dục chính là chìa khóa, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức của mỗi quốc gia, dân tộc.

- “Học để làm” là xác định rõ ràng, nhất quán và thống nhất mục đích, mục tiêu của việc học tập: đó là để thực hành, để lao động, sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội và đáp ứng nhu cầu của bản thân.

- Khi xác định mục đích của học tập “học để làm gì?”, “học để phụng sự ai” sẽ giúp chúng ta:

+ Lựa chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân, tránh sai lầm, lãng phí tiền bạc, công sức.

+ Không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập và trong công việc…

+ Học để làm mang tính ứng dụng, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, nên nó có đóng góp lớn với công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước.

+ Học để làm việc chính là một phương pháp học tập hiệu quả giúp chúng ta từng bước trưởng thành, vững vàng trong hành trình “học để làm người”.

- Phê phán

-  Liên hệ bản thân

d. Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Lựa chọn thao tác lập luận phương thức biểu đạt phù hợp

  • Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

  • Lập luận chặt chẽ thuyết phục

e. Diễn đạt

Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp liên kết câu trong đoạn văn.

f. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về quan điểm học đi đôi với hành trong khoảng 600 chữ.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

  • Xác định được các ý chính của bài viết

  • Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận 

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

  • Triển khai vấn đề nghị luận

  • Giải thích vấn đề nghị luận

+ Học: đây là một quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình.

+ Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.

>> học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ

- Phân tích – chứng minh 

+ Học để làm người

+ Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xử thế

Ví dụ:

+ Học ăn, học nói, học gói, học mở

+ Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

- Bàn luận mở rộng

+ Phê phán những lối học lệch lạc: 

+ Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủ

+ Học để cầu danh lợi ở đây có nghĩa là học để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn học

- Rút bài học cho bản thân

+ Học phải được phổ biến rộng khắp.

+ Học phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó.

+ Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công.

* Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.25 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác