Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Ở Anh trước cách mạng, nhà vua có quyền lực như thế nào?

  • A. Nắm mọi quyền lực, tàn sát dân lành, đưa quân đi xâm chiếm khắp năm châu.
  • B. Nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội
  • C. Chỉ nắm một phần quyền lực, chịu sự chi phối của Quốc hội và tầng lớp tư sản.
  • D. Chỉ nắm một phần quyền lực nhưng luôn lạm dụng quyền lực cho những mục đích tàn ác.

Câu 2. Chủ nghĩa đế quốc là:

  • A. Hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
  • B. Hệ quả gián tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
  • C. Hệ quả trực tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường.
  • D. Hệ quả gián tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường

Câu 3. Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì:

  • A. Hình thành độc quyền
  • B. Tự do cạnh tranh
  • C. Áp bức bóc lột của chính quyền đối với giai cấp tư sản
  • D. Áp bức đè nén của giai cấp tư sản đối với chính quyền.

Câu 4. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 3 – 1921. 
  • B. Tháng 12 – 1922. 
  • C. Tháng 3 – 1923. 
  • D. Tháng 1 – 1924.

Câu 5. Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trước cách mạng, người dân phải tuân theo:

  • A. Các đạo luật cởi mở do Chính phủ Anh đề ra
  • B. Các đạo luật khắt khe do chính quyền mỗi thuộc địa đề ra
  • C. Các đạo luật khắt khe do Chính phủ Anh đề ra
  • D. Các đạo luật cởi mở do chính quyền mỗi thuộc địa đề ra

Câu 6. Đâu không phải đặc điểm kinh tế của Trung Quốc sau cải cách?

  • A. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
  • B. Cải cách thể chế kinh tế 
  • C. Chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật
  • D. Thực hiện nền kinh tế tư bản hiện đại

Câu 7. Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa:

  • A. Tầng lớp trí thức và giặc ngoại xâm
  • B. Các tầng lớp vô sản với tầng lớp tư sản
  • C. Tầng lớp tư sản với nhà nước phong kiến
  • D. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.

Câu 8. Trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu  Âu và Bắc Mỹ. Đâu không phải một hình thức đó?

  • A. Đấu tranh thống nhất đất nước ở Italy (1859 – 1870)
  • B. Cải cách nông nô ở Nga (1861)
  • C. Cải cách ruộng đất ở Thổ Nhĩ Kì (1890 – 1896)
  • D. Nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865)

Câu 9. Đến năm 1940, Liên Xô gồm bao nhiêu nước cộng hoà?

  • A. 7
  • B. 15
  • C. 25
  • D. 39

Câu 10. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là:

  • A. Là Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
  • B. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
  • C. Ban hành Hiến pháp mới.
  • D. Chống thù trong, giặc ngoài.

Câu 11. Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng:

  • A. Xã hội chủ nghĩa
  • B. Tư bản chủ nghĩa hiện đại
  • C. Cách mạng công nghiệp 4.0
  • D. Hoàn hảo hoá.

Câu 12. Câu nào sau đây không đúng về quá trình xâm lược châu Á của các nước đế quốc?

  • A. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).
  • B. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
  • C. Trung Quốc bị đế quốc Mỹ độc chiếm.
  • D. Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Câu 13. Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa từ:

  • A. Tháng 12/1978
  • B. Tháng 06/1985
  • C. Tháng 01/1990
  • D. Tháng 11/1998

Câu 14. Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, năm 1949 đã có sự kiện gì?

  • A. Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa được thành lập từ hơn 15 nước xã hội chủ nghĩa.
  • B. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
  • C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • D. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh được khôi phục

Câu 15. Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản là:

  • A. Dân tộc và dân chủ
  • B. Chính trị và xã hội
  • C. Công bằng và văn minh
  • D. Tiền tài và quyền lực

Câu 16. Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm nào?

  • A. Sau khi thắng Pháp năm 1954
  • B. Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975
  • C. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước năm 1976
  • D. Sau Đổi mới năm 1986

Câu 17. Thế kỉ XVIII, nền tài chính nước nào chiếm  một nửa tiền tệ Châu Âu?

  • A. nước Anh
  • B. nước Pháp
  • C. nước Hà Lan
  • D. nước Nhật Bản

Câu 18. NEP là cụm từ viết tắt của:

  • A. chính sách cộng sản thời chiến
  • B. chính sách kinh tế mới
  • C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
  • D. các kế hoạch 5 năm của Liên Xô.

Câu 19. Để tập hợp quần chúng nhân dân đứng lên đầu tranh, giai cấp tư sản cần có:

  • A. Hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ
  • B. Quyền lực để ép buộc nhân dân
  • C. Tiền bạc để mua vũ khí và quân binh
  • D. Vị trí lớn có sức ảnh hưởng.

Câu 20. Cơ sở xã hội dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

  • A. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng
  • B. phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột
  • C. phong trào đấu tranh của công nhân thế kỉ XIX
  • D. phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản tiến bộ

Câu 21. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp trong xã hội làm cho mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ.

  • A. cách mạng tư sản Anh
  • B. cách mạng tư sản Pháp
  • C. chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ
  • D. các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 22. Một trong những ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga:

  • A. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ.
  • B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
  • C. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
  • D. đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế.

Câu 23. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận cách mạng tháng Mười Nga là:

  • A. Nguyễn Ái Quốc
  • B. Trần Phú
  • C. Lê Hồng Phong
  • D. Nguyễn Thị Minh Khai.

Câu 24. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà tư bản dẫn đến:

  • A. hình thành các công ty tư bản tư nhân
  • B. các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản
  • C. trình độ sản xuất của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị lạc hậu
  • D. quá trình tập trung tư bản ngày càng cao.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Nhận xét ưu điểm và hạn chế về sự phát triển của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX.

Câu 2 (2,0 điểm) Hãy nêu những nét chính về thách thức của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trình bày thành tựu Việt Nam đạt được sau khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

B

B

C

D

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

A

A

C

A

C

A

C

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

B

A

C

D

C

A

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

Ưu điểm:

- Thể hiện được ý thức chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân. 

- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân, từ đấu tranh kinh tế chuyển dần sang đấu tranh chính trị.

- Tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này. 

Hạn chế:

- Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. 

- Vẫn còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt. 

Câu 2:

Thách thức của Việt Nam:

- Thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập. 

- năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế nhìn chung còn thấp. 

- công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị tăng không cao. 

- tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…

- Khoảng cách giàu nghèo gia tăng, chất lượng giáo dục, chăm sóc ý tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn hạn chế… 

Thành tựu:

- Chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

- GDP bình quân đầu người tăng lên (từ 100 USD – 2750 USD giai đoạn 1986 – 2020). 

- Tổng GDP nền kinh tế tăng lên (từ 27 tỉ USD lên 2648 tỉ USD giai đoạn 1986 – 2020)

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác