Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Vào thời gian nào, nền kinh tế nước Anh phát triển mạnh nhất châu Âu?

  • A. Thế kỉ XVI
  • B. Thế kỉ XVII
  • C. Thế kỉ XVIII
  • D. Thế kỉ XIX

Câu 2. Nhờ đâu vào nước Anh giàu lên nhanh chóng và phát triển mạnh nhất châu Âu?

  • A. nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngoại thương
  • B. nhờ sự phát triển nông nghiệp
  • C. nhờ sự phát triển các ngành thủ công nghiệp
  • D. nhờ buôn bán các mặt hàng nông sản.

Câu 3. Trong số các nước đế quốc, nước nào được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Mỹ
  • D. Đức

Câu 4. Vì sao cuối thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ở châu Âu ngày càng phát triển và trưởng thành?

  • A. do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và cuộc cách mạng công nghiệp
  • B. do sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa Mác
  • C. do sự lớn mạnh của giai cấp công nhân
  • D. do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản.

Câu 5. Đến thế kỉ XVII, công thương nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt ở:

  • A.vùng trung tâm
  • B. vùng đồng bằng
  • C. vùng hạ lưu sông
  • D. vùng ven biển

Câu 6. Câu nào sau không đúng về tình hình xã hội ở Tây  Âu và Bắc Mỹ trước cách mạng tư sản?

  • A. Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến phân hoá thành quý tộc mới, tiêu biểu như ở Anh.
  • B. Sự lớn mạnh của các ngành công – thương nghiệp đã tạo điều kiện ra đời giai cấp tư sản có thực lực, đầy tiềm năng (ở Anh, Pháp, Bắc Mỹ).
  • C. Phương thức kinh doanh mới trong các đồn điền đã khiến cho giai cấp chủ nô ở vùng miền Nam (Bắc Mỹ) gặp nhiều khó khăn để áp dụng, làm cho kinh tế trở nên trì trệ.
  • D. Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng.

Câu 7. Sác-lơ lên làm vua từ năm nào?

  • A. năm 1625
  • B. năm 1652
  • C. năm 1763
  • D. năm 1765

Câu 8. Ở Anh trước cách mạng, nhà vua có quyền lực như thế nào?

  • A. Nắm mọi quyền lực, tàn sát dân lành, đưa quân đi xâm chiếm khắp năm châu.
  • B. Nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội
  • C. Chỉ nắm một phần quyền lực, chịu sự chi phối của Quốc hội và tầng lớp tư sản.
  • D. Chỉ nắm một phần quyền lực nhưng luôn lạm dụng quyền lực cho những mục đích tàn ác.

Câu 9. Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

  • A. Năm 1917 
  • B. Năm 1918.
  • C. Năm 1919.
  • D. Năm 1922.

Câu 10. Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa:

  • A. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.
  • B. Các tầng lớp vô sản với tầng lớp tư sản
  • C. Tầng lớp tư sản với nhà nước phong kiến
  • D. Tầng lớp trí thức và giặc ngoại xâm

Câu 11. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới ở thời gian nào?

  • A. Sau cách mạng tư sản Anh
  • B. Sau cách mạng tư sản Pháp
  • C. Cuối thế kỉ XVIII
  • D. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX

Câu 12. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô:

  • A. có nền kinh tế phát triển vượt bậc
  • B. kinh tế ổn định, phát triển đa dạng các lĩnh vực
  • C. có dấu hiệu suy thoái
  • D. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 13. Đâu là một thuộc địa của Pháp?

  • A. Canada
  • B. Ấn Độ
  • C. Kazakhstan
  • D. Algeria

Câu 14. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 25/10/1917
  • B. 30/11/1917
  • C. 05/03/1918
  • D. 19/11/1918

Câu 15. Khoảng thời gian chế độ chủ nghĩa các nước ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ hoàn toàn:

  • A. 1988 - 1990
  • B. 1989 - 1991
  • C. 1990 - 1993
  • D. 1992 - 1994

Câu 16. Thắng lợi của hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai đã:

  • A. tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu
  • B. tạo bước ngoặt để các nước Đông Âu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
  • C. có ảnh hưởng lớn đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới
  • D. tạo điều kiện cho các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 17. Câu nào sau đây không đúng về quá trình xâm lược châu Á của các nước đế quốc?

  • A. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).
  • B. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
  • C. Trung Quốc bị đế quốc Mỹ độc chiếm.
  • D. Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Câu 18. Đâu không phải đặc điểm kinh tế của Trung Quốc sau cải cách?

  • A. Thực hiện nền kinh tế tư bản hiện đại
  • B. Cải cách thể chế kinh tế 
  • C. Chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật
  • D. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Câu 19. Ngày 30/12/1922, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga?

  • A. hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua
  • B. thành lập liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
  • C. hoàn thành quá trình thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa
  • D. liên xô có 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Xô viết

Câu 20. Hoàn thành quá trình thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiền trên thế giới ở Liên Xô được thông qua sự kiện nào?

  • A. cách mạng tháng Mười Nga toàn thắng
  • B. nước Nga – Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
  • C. tháng 1/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua
  • D. chính quyền Xô viết đầu tiên được thành lập.

Câu 21. Từ giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thôn tính thuộc địa. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  • A. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, Mỹ đã biến khu vực Mỹ Latin thành “sân sau” của mình.
  • B. Mở rộng phạm vi xâm lược ra châu Á, đưa ra chính sách “mở cửa” với Trung Quốc.
  • C. Thâu tóm quyền lực ở các nước Tây  u, kích động chiến tranh thế giới để mình làm “ngư ông đắc lợi”.
  • D. Mỹ biến khu vực Mỹ Latinh thành sân sau của mình, mở rộng phạm vi xâm lược châu Á, mở cửa với Trung Quốc.

Câu 22. Vì sao từ sau 02/1917, nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau?

  • A. Vì trong khi Đảng Bolshevik lập ra chính quyền của công nhân, nông dân và binh lính thì những phần tử của chế độ Nga hoàng được sự hậu thuẫn của phương Tây tiếp tục tái hình thành chế độ phong kiến.
  • B. Vì sau khi Đảng Bolshevik sau khi lật đổ chế độ Nga hoàng đã bầu ra các Xô viết – chính quyền của công nhân, nông dân và binh lính trong khi đó, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ tư sản lâm thời.
  • C. Vì Mỹ đã can thiệp vào chính quyền của Nga, gây ra trật tự hai cực, từ đó hình thành hai phe là Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23. Đâu không phải đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc theo Lenin?

  • A. Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển rất cao, tạo thành những tổ chức lũng đoạn có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
  • B. Sự dung hợp tư bản chính trị với tư bản dịch vụ thành tư bản tài chính.
  • C. Việc xuất khẩu tư bản trở thành đặc biệt quan trọng.
  • D. Sự hình thành những khối liên minh tư bản độc quyền chia nhau thế giới.

Câu 24. Các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã đánh dấu:

  • A. sức mạnh toàn diện của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu
  • B. sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội ở châu Á
  • C. sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu
  • D. sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Em hiểu thế nào về chủ nghĩa tư bản hiện đại?
  • b. Hãy nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

Câu 2 (1,0 điểm)

Em có nhận xét gì về tiền đề kinh tế và chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

A

D

C

A

B

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

A

D

D

D

A

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

A

B

C

D

B

B

C

B . PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1:

a. Chủ nghĩa tư bản hiện đại:

- Về thời gian: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển sang thời kì mới gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ để chỉ nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

b. Đặc điểm:

- Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, thể hiện sự kết hợp giữa tiềm lực kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.

- có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

- Lực lượng lao động trong xã hội tư bản hiện đại có những chuyển biến quan trọng đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất.

- Không ngừng điều chỉnh và thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

- Là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn cầu.

Câu 2:

Nhận xét:

- Kinh tế chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh, Bắc Mĩ, Pháp gặp phải rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.

- Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần xóa bỏ những rào cản đó bằng các cuộc cách mạng tư sản (Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giải phóng dân tộc ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII và cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII). 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác