Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (0,25 điểm). Một trong những nhiệm vụ dân chủ của cách mạng tư sản là:

  • A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân.
  • B. Giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường.
  • C. Tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố: lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung, nền kinh tế chung.
  • D. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản. Mỗi người đều có quyền tự do chính trị, kinh doanh, tư hữu.

Câu 2 (0,25 điểm). Đâu không phải là một hình thức tồn tại của các tổ chức độc quyền?

  • A. Xanh-đi-ca.
  • B. Tơ-rớt.
  • C. Các-ten.
  • D. Mo-no-po-ly.

Câu 3 (0,25 điểm). Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào thời gian:

  • A. Từ nửa sau thế kỉ XVII.
  • B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  • C. Từ nửa sau thế kỉ XX.
  • D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

Câu 4 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không phản ánhđúng tình trạng kinh tếnước Anh trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?

  • A. Nền sản xuất nước Anh đã sử dụng máy móc và máy hơi nước.
  • B. Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
  • C. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất len dạ đóng vai trò quan trọng đặc biệt.
  • D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển cả trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp.

Câu 5 (0,25 điểm). Chính quyền Xô viết do Lê-ninđứng đầu được thành lập vào năm nào?

  • A. 1918.
  • B. 1917.
  • C. 1919.
  • D. 1922.

Câu 6 (0,25 điểm). Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  • A. Trở thành biểu tượng, là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
  • B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa.
  • C. Đưa đến sự hình thành trật tự thế giới mới.
  • D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Câu 7 (0,25 điểm). Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ:

  • A. Tư bản chủ nghĩa.
  • B. Quân chủ lập hiến.
  • C. Cộng hòa.
  • D. Dân chủ đại nghị.

Câu 8 (0,25 điểm). Sauthắng lợicủa Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là:

  • A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
  • B. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
  • C. Ban hành Hiến pháp mới.
  • D. Chống thù trong, giặc ngoài.

Câu 9 (0,25 điểm). Khai thác tư liệu dưới đây, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô:

“Do duy trì quá lâu những khiếm khuyết mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, Đảng Cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội đã thay đổi”.

                             (Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ

lên chủ nghĩa xã hội trong Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, 1991, tr.132)

  • A. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí.
  • B. Áp dụng không triệt để những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật.
  • C. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài tuy có gia tăng nhưng đều đã được giải quyết kịp thời.
  • D. Năng suất lao động ngày càng tăng cao dẫn đến mâu thuẫn, khủng hoảng lòng tin trong các tầng lớp xã hội.

Câu 10 (0,25 điểm). Theo em, vì sao cho đến nay có nhiều người dân Nga vẫn tôn trọng và mong muốn gìn giữ những giá trị của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  • A. Duy trì những ưu việt của chủ nghĩa xã hội, khôi phục lại vị thế, sức mạnh cường quốc của Liên Xô với 15 nước cộng hòa.
  • B. Khẳng định sức mạnh trong cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.
  • C. Thể hiện sức mạnh khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh.
  • D. Nhắc nhở thế hệ trẻ về sự xuất hiện của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới

Câu 11 (0,25 điểm). Đâu không phải là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

  • A. Độc quyền nhà nước.
  • B. Có sức sản xuất cao.
  • C. Là một hệ thống thế giới, ngày càng mang tính toàn cầu.
  • D. Đa số lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung bình.

Câu 12 (0,25 điểm). Chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản từ:

  • A. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • C. Trong khi diễn ra Cách mạng tháng Mười Nga.
  • D. Trước Chiến tranh lạnh.

Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

  • A. Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
  • B. Đưa đến sự thành lập của nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu.
  • C. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử.
  • D. Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La-tinh.

Câu 14 (0,25 điểm). Mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập (Mỹ, năm 1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, năm 1789) với bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam (năm 1945):là:

  • A. Thể hiện quyền con người, quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc.
  • B. Khẳng định mọi người sinh ra đều có quyền tự do ngôn luận.
  • C. Đề cao sức mạnh con người, đặc biệt là phụ nữ trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.
  • D. Khẳng định quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể tước bỏ.

Câu 15 (0,25 điểm). Nêu ý nghĩacủa việc xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới thông qua đoạn tư liệu dưới đây:

“Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng Nhà nước Xô viết, và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới”.

(Lê-nin: Toàn tập, Tập 44, NXB Tiến bộ, Mát- xcơ-va, 1977, tr.184)

  • A. Khôi phục lại vị thế, sức mạnh của cường quốc Liên Xô với 15 nước cộng hòa.
  • B. Là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thế giới hiện đại, có ý nghĩa to lớn đối với đất nước Xô viết và phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Khẳng định sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
  • D. Thể hiện sự hợp tác, quan hệ hữu nghĩ giữa các dân tộc anh em trong liên bang Xô viết.

Câu 16 (0,25 điểm). Hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế là:

  • A. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
  • B. Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
  • C. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
  • D. Chủ nghĩa tư bản tiên tiến.

Câu 17 (0,25 điểm). Công cuộc cải cách, mở cửa, xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc bắt đầu từ năm nào?

  • A. 1976.
  • B. 1982.
  • C. 1986.
  • D. 1978.

Câu 18 (0,25 điểm). Tiền đề tư tưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp là:

  • A. Giai cấp tư sản và quý tộc mới sử dụng thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế phong kiến.
  • B. Trào lưu Triết học Ánh sáng kịch liệt phê phán tình trạng mục nát của chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết về việc xây dựng nhà nước kiểu mới.
  • C. Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết”.
  • D. Tổ chức tiến bộ “Hội những con người tự do” với đại diện tiêu biểu là Tho-mát Giép-phéc-sơn.

Câu 19 (0,25 điểm). Một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, người có công lao to lớn nhất trong việc thống nhất lục địa Trung Quốc và đưa các dân tộc Trung Hoa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội là:

  • A. Tôn Trung Sơn.
  • B. Đổng Tất Vũ.
  • C. Mao Trạch Đông.
  • D. Chu Ân Lai.

Câu 20 (0,25 điểm).Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

  • A. Phương pháp quản lí kinh tế, nền tảng pháp chế, cơ chế vận hành xã hội không ổn định.
  • B. Nền dân chủ đang bị xói mòn, chỉ dành cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội.
  • C. Chưa có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
  • D. Không tạo ra được những nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế.

Câu 21 (0,25 điểm). Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  • A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
  • B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
  • C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
  • D. Sáp nhập các nước cộng hòa Xô viết và nước Nga.

Câu 22 (0,25 điểm). Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là:

  • A. Đường lối lãnh đạo chủ quan, chậm đổi mới cơ chế quản lí.
  • B. Sửa đổi và thực hiện cải cách mắc phải nhiều sai lầm.
  • C. Sự chống phá mạnh mẽ của các thế lực thù địch trong nước.
  • D. Khoa học – kĩ thuật lạc hậu.

Câu 23 (0,25 điểm). Ý nào không phải là thành tựu về khoa học – công nghệ của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?

  • A. Phóng tàu Thần Châu vào không gian.
  • B. Dẫn đầu thế giới về công nghiệp điện hạt nhân.
  • C. Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học.
  • D. Hệ thống đường sắt cao tốc chiếm 66,3% tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên toàn thế giới.

Câu 24 (0,25 điểm). Quốc gia phát triển theo con đường chủ nghĩa tư bản là:

  • A. Cu-ba.
  • B. Cam-pu-chia.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Việt Nam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

  • a. Trình bày sự thành lập của Liên bang Cộng hòa xã hội xã hội chủ nghĩa Xô viết.
  • b. Lời khẳng định dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho em biết điều gì về ý nghĩa của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội xã hội chủ nghĩa Xô viết:

Câu 2 (1,0 điểm).Tại sao nói Anh là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”?

Câu 3 (1,0 điểm). Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

D

B

A

B

C

A

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

A

D

B

C

A

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

B

C

B

D

A

B

C

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

a. Trình bày sự thành lập của Liên bang Cộng hòa xã hội xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Năm 1920: nước Nga xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau, đánh bại kẻ thù chung.
- Năm 1922:
+ Nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều.
+ Các nước cộng hòa Xô viết chưa có sự thống nhất về các chính sách phát triển.
→ Phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
- Tháng 12/1922:
+ Đại hội lần thứ nhất các Xô viết họp tại Mat-xco-va thông qua bản tuyên bố thành lập
+ Thông qua bản tuyên bố thành lập thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, trên cơ sở tự nguyện của các nước cộng hòa Xô viết.
- Năm 1924: bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
b. Ý nghĩa của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội xã hội chủ nghĩa Xô viết qua lời khẳng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử thế giới hiện đại.
- Có ý nghĩa to lớn đối với đất nước Xô viết và phong trào cách mạng thế giới.

Câu 2:

Nói Anh là “đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn” vì:

 - Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải khắp các châu lục.

 - Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược, mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới.

Câu 3:

Một số bài học đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô:

 - Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng.

 - Xây dựng Đảng vững mạnh, gắn bó với nhân dân.

 - Xây dựng kinh tế ổn định, phát triển vững chắc, độc lập, tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

 - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng viên, nhân dân,…

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác