Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1 (0,25 điểm). Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở quốc gia nào là tiêu biểu nhất?

  • A. I-ta-li-a.
  • B. Mỹ.
  • C. Anh.
  • D. Đức.

Câu 2 (0,25 điểm). Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào:

  • A. Những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX.
  • B. Nửa sau thế kỉ XIX.
  • C. Cuối thế kỉ XVIII.
  • D. Đầu thế kỉ XIX.

Câu 3 (0,25 điểm). Hình ảnh dưới đây mang ý nghĩa gì?

 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

  • A. Quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ, cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản.
  • B. Nhà Trắng là cơ quan quyền lực nhất nước Mỹ.
  • C. Nơi làm việc của Tổng thống Mỹ - đại diện cho quyền lực của nhà nước tư bản Mỹ.
  • D. Tư bản Mỹ nuốt chửng người dân nghèo.

Câu 4 (0,25 điểm). Sắc lệnh hòa bìnhSắc lệnh ruộng đất được ban hành vào thời gian nào?

  • A. 10/1917.
  • B. 25/10/2917.
  • C. 12/1922.
  • D. Năm 1924.

Câu 5 (0,25 điểm). Mâu thuẫn xã hội dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp là:

  • A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến chuyên chế.
  • B. Mẫu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân với tăng lữ, quý tộc.
  • C. Mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân.
  • D. Mẫu thuẫn giữa tư sản với chủ nô.

Câu 6 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc?

  • A. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây cơ bản hoàn thành việc xâm lược, đặt ách thống trị ở châu Á.
  • B. Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.
  • C. Từ thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm lược các nước Mỹ La-tinh, biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
  • D. Cuối thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi cơ bản hoàn thành.

Câu 7 (0,25 điểm). Sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu giai đoạn 1950 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX có nét chính gì?

  • A. Nhân dân các nước Đông Âu đứng lên lật đổ chế độ tư sản – địa chủ.
  • B. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
  • C. Các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu.
  • D. Đông Âu xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh?

  • A. Năm 1940, Mông Cổ định hướng phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
  • B. Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • C. Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam và thực hiện thống nhất đất nước (1976), Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • D. Tháng 12/1954, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 9 (0,25 điểm). Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là:

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • B. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường.
  • C. Xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.
  • D. Mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.

Câu 10 (0,25 điểm). Hệ quả của việc ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa là:

  • A. Hoàn thành quá trình xâm lược các nước thuộc địa.
  • B. Tiến hành nhập khẩu tư bản.
  • C. Khủng hoảng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng môi trường.
  • D. Hình thành các tổ chức lũng đoạn.

Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  • A. Nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).
  • B. Năm 1921, nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị.
  • C. Đại hội lần thứ nhất các nước Xô viết toàn Liên bang họp ở Mat-xco-va (12/1922) đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên xô).
  • D. Năm 1924 bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Câu 12 (0,25 điểm). Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

  • A. Các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối chính sách, cải tổ.
  • B. Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị, xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
  • C. Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội.
  • D. Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.

Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

  • A. Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
  • B. Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào độc lập ở Mỹ La-tinh.
  • C. Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
  • D. Là cuộc cách mạng nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc.

Câu 14 (0,25 điểm). Hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế được gọi là:

  • A. Chủ nghĩa tư bản tự do.
  • B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
  • C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
  • D. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Câu 15 (0,25 điểm). 4 nước cộng hòa Xô viết đầu tiên gia nhập Liên xô là:

  • A. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.
  • B. U-crai-na, Nga, Lít-va, Lát-vi-a.
  • C. Tát-gi-ki-xtan, A-déc-bai-gian, Môn-đô-va, Ca-dắc-xtan.
  • D. Nga, Ngoại Cáp-ca-dơ, Lát-vi-a, Môn-đô-va.

Câu 16 (0,25 điểm). Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

  • A. Điều chỉnh chính sách đối ngoại, mở cửa với tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • B. Là chỗ dựa vững chắc của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
  • C. Đứng top 100 về vị thế trên trường quốc tế được nâng cao.
  • D. Trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Câu 17 (0,25 điểm). Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là:

  • A. Công nhân.
  • B. Tiểu tư sản, trí thức.
  • C. Tư sản dân tộc.
  • D. Nô lệ, thị dân, thổ dân da đỏ.

Câu 18 (0,25 điểm). Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

  • A. Là một hệ thống khép kín.
  • B. Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
  • C. Lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn cao.
  • D. Sức sản xuất tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

Câu 19 (0,25 điểm). Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?

  • A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản.
  • B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để Liên xô tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.
  • C. Chứng minh học thuyết Mác Lê-nin là đúng đắn, khoa học.
  • D. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên xô rộng lớn.

Câu 20 (0,25 điểm). Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc đã chứng minh:

  • A. Chủ nghĩa tư bản tiếp tục bộc lộ nhiều hạn chế.
  • B. Chủ nghĩa tư bản chính thức không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
  • C. Chủ nghĩa xã hội chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng trong nền kinh tế thế giới.
  • D. Sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.

Câu 21 (0,25 điểm). Câu nói “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” là của nhà tư tưởng tiêu biểu nào của Trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp?

  • A. Vôn-te.
  • B. Mông-te-xki-ơ.
  • C. Rút-xô.
  • D. Thô-mát Giép-phéc-sơn.

Câu 22 (0,25 điểm). Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

  • A. Tiềm ẩn những khủng hoảng mang tính toàn cầu (khủng hoàng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng môi trường).
  • B. Chưa có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế. Chưa có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội hoàn chỉnh.
  • C. Chưa tạo ra được những nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế.
  • D. Trình độ sản xuất khác nhau ở mỗi thời kì.

Câu 23 (0,25 điểm). Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ. Con tàu đó có tên là gì?

  • A. Thần Châu 5.
  • B. Thần Châu 14.
  • C. Thần Châu 3.
  • D. Thần Châu 15.

Câu 24 (0,25 điểm). Năm 1917, nước Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt, nổi bật là:

  • A. Mâu thuẫn giữa Nga hoàng với tầng lớp quý tộc.
  • B. Mâu thuẫn giữa tăng lữ, quý tộc với bình dân thành thị.
  • C. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
  • D. Mâu thuẫn giữa tư sản với chủ nô.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
  • b. Nêu hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 2 (1,0 điểm). Có quan điểm cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây”. Nêu ý kiến của em về vấn đề này.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

A

B

B

D

C

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

D

B

B

C

B

A

D

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

B

C

D

B

A

A

C

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

a. Những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay:

- Trung Quốc: đường lối cải cách tiếp tục được triển khai với chủ trương phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc.

- Việt Nam: qua hơn ba thập kỉ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

- Lào: sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Kinh tế Lào đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

- Cu-ba: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục được duy trì, có những dấu hiệu cải cách nhất định về kinh tế - xã hội, nhưng không có nhiều thành tựu đột phá. Cu-ba đang ở trong tình trạng cấm vận từ bên ngoài.

b. 

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất; có mục đích, động cơ học tập, làm việc và lý tưởng sống đúng đắn.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.

+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường; phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động thiện nguyện,…

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Câu 2:

Không đồng ý với quan điểm cho rằng:“Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây” trên một số nội dung sau:

Giải thích:

- Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển. Chủ nghĩa tư bản không còn hoàn toàn là chế độ bóc lột mà còn là chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân đạo, chủ nghĩa tư bản có ý thức.

- Tuy nhiên, những điều chỉnh, thay đổi của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản. Trong lòng xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại những mâu thuẫn, bất cập…, bản chất chế độ bóc lột vẫn đang hiện hữu.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác