Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Eo biển nào sau đây ở Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới?  

A. Sun – đa.B. Ma – ca – xa.
C. Ba – si.D. Ma – lắc – ca.

Câu 2. Biển Đông là khu vực giàu các tài nguyên gì?

A. Kim cương, cát, sinh vật biển.B. Than đá, dầu khí, thiếc.
C. Sinh vật biển, thiếc, dầu khí.D. Dầu khí, sinh vật biển, vàng.

Câu 3. Hiện nay Trường Sa trực thuộc quyền quản lí hành chính của tỉnh nào ở Việt Nam?

A. Đà Nẵng.B. Kiên Giang.C. Khánh Hòa.D. Cà Mau.

Câu 4. Việc xác lập chủ quyền và thực thi quản lí liên tục tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện qua hoạt động của lực lượng nào?

A. Thủy quân.B. Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
C. Quân đội triều đình.D. Đội Bắc Hải và thủy quân.

Câu 5. Hằng năm, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng niệm những người lính của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được tổ chức ở tỉnh nào?

A. Quãng Ngãi.B. Khánh Hòa.C. Đà Nẵng.D. Quảng Ninh.

Câu 6. Tháng 3/1988 diễn ra sự kiện gì trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Nhiều chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
  • B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa thất bại trong cuộc chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc.
  • C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
  • D. Đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Câu 7. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp:

A. Hòa bình.B. Đàm phán song phương.
C. Không can thiệp.D. Hòa bình, không can thiệp.

Câu 8. Các cảng biển nào dưới đây nằm ở Biển Đông?

A. Xin-ga-po, Đà Nẵng, Van-cô-vơ.B. Hồng Công, Ham-buốc, La Spe-di-a.
C. Xin-ga-po, Đà Nẵng, Ma-ni-la.D. Xin-ga-po, Ma-ni-la, Giê-noa.

Câu 9. Biển Đông nằm trên tuyến giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

A. Châu Á và châu Phi.B. Châu Á và châu Âu.
C. Châu Phi và châu Âu.D. Châu Âu và châu Úc.

Câu 10. Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản hàng đầu thế giới với khoảng 6 triệu tấn, chiếm 10% tổng khối lượng toàn thế giới, riêng sản lượng cá xếp thứ 4/19 thế giới”.

  • A. Biển Đông có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú, nhiều loài quý hiếm, có tiềm năng đối với kinh tế và nghiên cứu khoa học.
  • B. Biển Đông có hoạt động khai thác hải sản sôi động.
  • C. Biển Đông là nơi duy trì và phát triển các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
  • D. Biển Đông có hoạt động thương mại hàng hải sôi động .

Câu 11. Đâu không phải là một trong những công trình sử học và địa lí của Việt Nam ghi chép về cương vựclãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền các chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê – chúa Trịnh, Triều Tây Sơn, Triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Đại Việt sử ký tục biên.B. Hoàng Việt địa dư chí.
C. Quốc triều hình luật.D. Phủ biên tạp lục.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng về Biển Đông?

  • A. Việt Nam giáp với Biển Đông ở hai phía (đông, nam)
  • B. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.
  • C. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam.
  • D. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Câu 13. Trong quản lí hành chính, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) đã thực hiện hoạt động nào dưới đây để quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Sáp nhập và tổ chức hai quần đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.
  • B. Vẽ bản đồ, xây dựng hải quân.
  • C. Khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế.
  • D. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức họp báo tuyên bố chủ quyền.

Câu 14. Dưới thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, tổ chức nào dưới đây có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,…?

A. Đội Hoàng Sa, Bắc Hải.B. Đội Trường Sa.
C. Hải quân Nhân dân Việt Nam.D. Cảnh sát biển Việt Nam.

Câu 15. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

“Biển Đông được coi là một trong những bồn trũng chứa nhiều dầu khí trên thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí là các bồn trũng Bru – nây Sa – ba, Xa – ra – oắc, Ma – lai, Pa – ta – ni Thái, Nam Côn Sơn… Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ ngày”.

(Hồ Chí Minh)

  • A. Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản là dầu mỏ và khí tự nhiên.
  • B. Biển Đông là nơi hoạt động dầu khí sôi động.
  • C. Biển Đông là nơi khai thác và sản xuất dầu khí lớn nhất.
  • D. Biển Đông có tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển phong phú. 

Câu 16. Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là gì?

  • A. Phát triển lâm nghiệp.
  • B. Phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
  • C. Phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy.
  • D. Xây dựng cơ sở hậu cần – kĩ thuật cho quốc phòng và kinh tế.

Câu 17. Chính quyền thực dân Pháp đã có hoạt động nào để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?

  • A. Chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974.
  • B. Xây dựng cột hải đăng năm 1937.
  • C. Cử quân đội đồn trú và yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép trong những năm 1946 – 1947.
  • D. Thực hiện khảo sát học vào năm 1925 và năm 1927.

Câu 18. Số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông là:  

A. 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.  B. 7 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ. .
C. 8 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.  D. 6 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ.  

Câu 19. Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo:

  • A. tổng lượng hàng hóa thương mại vận chuyển hằng năm.
  • B. tổng lượng khách du lịch hằng năm.
  • C. số lượng tàu thuyền qua lại hằng năm.
  • D. tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng thuyền hằng năm.

Câu 20. Nội dung nào không thể hiện sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên, thiên nhiên biển ở Biển Đông?

  • A. Đa dạng sinh học cao.
  • B. Có bồn trũng chứa dầu khí lớn.
  • C. Chứa lượng lớn tài nguyên khí đốt.
  • D. Địa bàn chiến lược quan trọng.  

Câu 21 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được viết tắt là:

A. DOC.B. UNCLOS.C. ITLOS.D. COC.

Câu 22. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảo nào sau đây được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”?

A. Đảo Lý Sơn.B. Đảo Phú Quốc.C. Côn Đảo.D. Đảo Cát Bà.

Câu 23. Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây, Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địađể thăm dò và khai thác với diện tích khoảng 1 triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền?

  • A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hòa bình Xan Phran-xi- xcô.
  • B. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  • C. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm (UNCLOS).
  • D. Hiến chương ASEAN.

Câu 24. Biển Đông trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trên thế giới vì:

  • A. địa bàn chiến lược quan trọng nơi tập trung nhiều mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới.
  • B. nơi giao thoa của tất cả các nền văn minh nhân loại, kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.  
  • C. khu vực giao thông của các nền văn hóa lớn trên thế giới, kinh tế tất cả các nước đều phát triển mạnh hàng đầu thế giới.
  • D. khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý giá của thế giới.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Vì sao Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
  • b. Theo em, việc Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Một trong những nguyên tắc hoạt động được Hiến chương Liên hợp quốc là: “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”. Theo em, Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc đó vào việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông như thế nào?

Hướng dẫn giải

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6,0 điểm

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DCCBAAAC

 

Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
BAAAAAAD

 

Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
CAADBCCA

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

a. Biển Đông được xem là địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

- Về kinh tế:

+ Là nơi giữ vai trò địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều nước, vùng lãnh thổ (300 triệu dân) có nền kinh tế phụ thuộc vào tuyến đường biển này.

+ Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông.

+ Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất với một khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế.

- Về chính trị - an ninh

+ Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hóa.

+ Các quốc gia vùng lãnh thổ ven vùng biển là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của thế giới.

+ Hiện nay vị trí địa lí – chính trị quan trọng đối với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các quốc gia phụ thuộc vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn.

=> An ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.

b. Việc Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) có ý nghĩa quan trọng, vì:

+ Đây là cơ sở pháp lí quốc tế quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.

+ Đây cũng là công cụ hữu hiệu để Việt Nam giải quyết các tranh chấp phát sinh từ Biển Đông, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế…

Câu 2:

Việt Nam vận dụng nguyên tắc: “ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình” để giải quyết Biển Đông như sau:

- Từ tháng 5 năm 2014 Trung Quốc ngang nghiên đặt giàn khoan HD981 xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đông thời có nhiều hành động gây hấn đe dọa với ngư dân Việt Nam khi đánh bắt cá trong vùng chủ quyền của Việt Nam. 

- Chính phủ Việt Nam đã dùng mọi biện pháp hòa bình kêu gọi Trung Quốc kiềm chế và cùng ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề trong hòa bình với luật pháp quốc tế. 

- Đấu tranh bằng giài pháp pháp lí thông qua việc sử dụng các lực lượng thực thi pháp luật biển, xây dựng và thông quan Luật Biển, hoàn thiện cơ sở pháp lí để kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. 

- Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ những đường lối giải pháp hòa bình của chính phủ Việt Nam đồng thời lên án những hành động hung hãn của Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc kiềm chế và không sử dụng vũ lực. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác