Đề thi cuối kì 2 Vật lí 9 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Vật lí 9 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hệ thức của định luật Ohm được biểu thị như thế nào?

A. I = U.R.                  

B. I = Tech12h.   

C. I = Tech12h.

D. R = I = Tech12h.

Câu 2. Trong một đoạn mạch mắc nối tiếp:

A. Các hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở là như nhau.

B. Các điện trở có giá trị bằng nhau.

C. Cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau.

D. Cường độ dòng điện qua các điện trở có giá trị khác nhau.

Câu 3. Điện trở tương đương của mạch mắc song song có quan hệ thế nào với các điện trở thành phần? 

A. Bằng mỗi điện trở thành phần.

B. Bằng tổng các điện trở thành phần.

C. Nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.

D. Lớn hơn mỗi điện trở thành phần.

Câu 4. Dòng điện xoay chiều có các tác dụng gì?

A. Từ, quang, cảm ứng, sinh lí.

B. Quang, từ, cảm ứng.

C. Nhiệt, quang, từ, sinh lí.

D. Nhiệt, quang, cảm ứng, sinh lí.

Câu 5. Nhược điểm nào sau đây là của năng lượng hoá thạch?

A. Có sẵn trong tự nhiên.

B. Thời gian hình thành lâu.

C. Trữ lượng có hạn.

D. Khai thác dễ dàng.

Câu 6. Nguồn năng lượng nào là năng lượng hạt nhân trên Trái Đất? 

A. Năng lượng tái tạo.

B. Năng lượng sóng biển.

C. Năng lượng hoá thạch.

D. Năng lượng dự trữ bên trong các hạt nhân nguyên tử.

Câu 7. Gió trong tự nhiên là loại năng lượng nào sau đây?

A. Năng lượng hoá thạch.

B. Năng lượng tái tạo.

C. Năng lượng tiết kiệm.

D. Năng lượng tương lai.

Câu 8. Cách nào sau đây được sử dụng năng lượng của các thiết bị một cách hiệu quả?

A. Thiết bị có chi phí rẻ.

B. Thiết bị có hiệu điện thế cao.

C. Thiết bị có công suất lớn.

D. Thiết bị có hiệu suất cao.

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Với R1 = 30 Ω; R2 = 15 Ω; R3 = 10 Ω và UAB = 24 V.

a) Tính điện trở tương đương của mạch.

b) Tính điện năng của mạch trong 12 phút.

Tech12h

Câu 2. (2,0 điểm) 

a) Vì sao khi có sấm sét mạnh ở gần nhà, các thiết bị điện đang được kết nối với mạng điện trong nhà như ti vi, máy vi tính,… dễ bị hỏng đột ngột?

b) Hình dưới đây mô tả hai cuộn dây dẫn kín được quấn xung quanh một lõi thép. Khi cuộn dây 1 được cấp dòng điện xoay chiều thì bóng đèn mắc với cuộn dây 2 phát sáng. Hãy giải thích vì sao.

Tech12h

Câu 3. (1,0 điểm) Ở vùng cao, người ta thường lắp chai nước đã qua sử dụng được đổ đầy nước và thêm vào một lượng chlorine theo tỉ lệ nhất định lắp đặt ở mái tôn sao cho một phần của nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thì phần còn lại tiếp xúc với không gian sống sẽ phát sáng với độ quang phổ tương đương một bóng đèn 55 W – 60 W. Hãy cho biết đây là loại năng lượng gì? Nêu quá trình chuyển hoá năng lượng của loại đèn trên.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

C

C

D

D

B

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

a) Vì R2 // R3 nên R23Tech12h (Ω)

Vì R1 nt R23 nên R = R1 + R23 = 30 + 6 = 36 (Ω)

b) Đổi 12 phút = 720 giây

Điện năng tiêu thụ của mạch trong 12 phút là:

W = U.I.t = Tech12h(J)

Câu 2

(3,0 điểm)

a) - Khi có sấm sét mạnh ở gần nhà thì từ trường ở khu vực gần nhà thay đổi rất nhiều (số đường sức thay đổi rất nhiều), làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch điện. 

- Dòng điện cảm ứng khi đó có thể làm hỏng các thiết bị đang kết nối với mạng điện.

b) - Cuộn dây 1 có dòng điện xoay chiều đi qua nên từ trường của nó thay đổi liên tục, nghĩa là số đường sức từ của nó xuyên qua cuộn dây 2 liên tục thay đổi. 

- Vì vậy, trong cuộn dây 2 xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều, làm đèn phát sáng.

Câu 3

(1,0 điểm)

- Là năng lượng tái tạo.

- Quá trình chuyển hoá năng lượng trong đèn trên là: 

+ Sự chuyển hoá từ quang năng sang hoá năng.

+ Sự chuyển hoá từ hoá năng sang quang năng.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Vật lí 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Vật lí 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Vật lí 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác