Đề thi cuối kì 1 Vật lí 9 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Vật lí 9 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đơn vị đo của thế năng là gì?

A. Niuton (N).

B. Jun (J).

C. Kilôgam (kg).

D. Mét trên giây bình phương (m/s).

Câu 2. Vật có khối lượng càng lớn chuyển động càng nhanh thì: 

A. thế năng vật càng lớn.

B. động năng vật càng lớn.

C. thế năng vật càng nhỏ.

D. động năng vật càng nhỏ. 

Câu 3. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng:

A. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị lệch khỏi phương truyền ban đầu tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

B. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị giảm cường độ tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

C. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị hắt lại môi trường cũ tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

D. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị thay đổi màu sắc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 4. Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.

B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.

D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 5. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:

A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất hơn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần.

B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất nhỏ hơn sang môi trường chiết suất hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần.

C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất nhỏ hơn sang môi trường chiết suất lớn hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần.

D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết suất lớn hơn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn và góc tới nhỏ hơn góc tới hạn phản xạ toàn phần.

Câu 6. Một chùm tia sáng hẹp truyền từ môi trường (1) chiết suất n1 tới mặt phẳng phân cách với môi trường (2) chiết suất n2 (n1 > n2). Nếu tia khúc xạ truyền gần sát mặt phân cách hai môi trường trong suốt thì có thể kết luận

A. góc tới bằng góc tới hạn phản xạ toàn phần.         

B. góc tới lớn hơn góc phản xạ toàn phần.

C. không còn tia phản xạ.                                      

D. chùm tia phản xạ rất mờ.

Câu 7. Biểu thức đúng của định luật Ohm là:

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D. Tech12h

Câu 8. Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn? 

A. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở điện lượng trong mạch.

B. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở hiệu điện thế của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua.

C. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

D. Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở electron của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua.

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) 

a) Hãy viết biểu thức tính công của một lực và giải thích các đại lượng có trong biểu thức đó.   

b) Một người đang đẩy một thùng hàng trượt một đoạn s trên mặt sàn bằng phẳng như hình dưới đây. Hãy cho biết, trong quá trình đẩy, trọng lực P tác dụng lên thùng hàng có thực hiện công không? Vì sao?

Tech12h

Câu 2. (2,0 điểm) 

a) Vì sao khi nhìn lên trên bầu trời vào ban ngày ta thường thấy những đám mây trắng, nhưng lại có những đám mây màu xám đen?

b) Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Hỏi chiết suất n của lăng kính có giá trị là bao nhiêu? Biết tam giác ABC vuông cân tại A.

Tech12h

Câu 3. (2,0 điểm) Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.

Tech12h

a) Nêu đặc điểm của ảnh A’B’. 

b) Tính khoảng cách từ màn đến thấu kính.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

A

D

C

A

B

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2,0 điểm)

a) Biểu thức công của lực: Tech12h 

Trong đó: 

A là công của lực F, đơn vị đo là J. 

F là độ lớn của lực, đơn vị đo là N. 

s là quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, đơn vị đo là m.

b) - Trong quá trình đẩy, trọng lực P tác dụng lên thùng hàng không thực hiện công.

- Vì thùng hàng chỉ dịch chuyển theo phương nằm ngang.

Câu 2

(2,0 điểm)

a) - Mây có màu trắng (thường ở tầng cao trên bầu trời) phản xạ tất cả các màu của ánh sáng mặt trời chiếu vào nó. 

- Mây có màu xám, đen do nằm ở tầng thấp, nhận được ít ánh sáng mặt trời.

b) Đường truyền của tia sáng:

Tech12h

- Vì tam giác ABC vuông cân tại A nên Tech12h.

- Vì SI Tech12h AB nên tia SI truyền thẳng vào môi trường trong suốt ABC mà không bị khúc xạ. Do đó góc tới ở mặt phẳng AB là i1 = 0, góc khúc xạ r1 = 0.

- Góc tới mặt BC là r2 = Tech12h (vì Tech12h - hai góc ở vị trí so le trong) Tech12h i2 = 90o.

- Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:

Tech12h

Câu 3

(2,0 điểm)

a) Ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều vật và lớn hơn vật.

b) - Vì tam giác ABO đồng dạng với tam giác A’B’O nên: Tech12h

Tech12h OB’ = 2BO = 2.10 = 20 cm.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Vật lí 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Vật lí 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Vật lí 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác