Đề thi cuối kì 2 Khoa học 5 CTST: Đề tham khảo số 5
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Khoa học 5 CTST: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI HỌC KÌ II
KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Sản phẩm nào dưới đây có ứng dụng vi khuẩn vào quá trình chế biến?
A. Muối.
B. Đường.
C. Dầu ăn.
D. Củ hành muối.
Câu 2. Vi khuẩn nào trong chế biến sữa thành sữa chua?
A. Vi khuẩn có ích.
B. Ví khuẩn không có ích.
C. Vi khuẩn E.coli.
D. Vi khuẩn Listeria.
Câu 3. Mô tả nào phù hợp với hình ảnh dưới đây?
A. Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng.
B. Phôi phát triển thành thai nhi.
C. Hợp tử di chuyển dần về tử cung, phát triển thành phôi.
D. Tinh trùng của người bố kết hợp với trứng của người mẹ tạo thành hợp tử.
Câu 4. Thường có mấy tinh trùng chui được vào trứng để thụ tinh?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Quan sát và chọn việc nên làm được minh họa trong hình để chăm sóc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
A. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp phát triển chiều cao.
B. Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
C. Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao.
D. Vệ sinh cá nhân, đặc biệt bộ phận sinh dục ngoài.
Câu 6. Quan sát và chọn việc nên làm được minh họa trong hình để chăm sóc bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
A. Vệ sinh cá nhân, đặc biệt bộ phận sinh dục ngoài.
B. Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao.
C. Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
D. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp phát triển chiều cao.
Câu 7. Môi trường thể hiện vai trò nào với con người và sinh vật qua hình dưới đây?
A. Môi trường cung cấp lương thực, thực phẩm,… phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
B. Môi trường cung cấp đất để con người xây dựng nhà ở giúp che nắng, che mưa,...
C. Môi trường cung cấp không khí, ánh sáng trong lành; không gian để vui chơi, học tập, nghỉ ngơi,… cho con người và sinh vật.
D. Môi trường là nơi sống, nơi trú ẩn của hàng triệu loài sinh vật.
Câu 8. Môi trường thể hiện vai trò nào với con người và sinh vật qua hình dưới đây?
A. Môi trường cung cấp lương thực, thực phẩm,… phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
B. Môi trường cung cấp các loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của con người.
C. Môi trường cung cấp không khí, ánh sáng trong lành; không gian để vui chơi, học tập, nghỉ ngơi,… cho con người và sinh vật.
D. Môi trường cung cấp đất để con người xây dựng nhà ở giúp che nắng, che mưa,....
Câu 9. Việc nào dưới đây không góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường?
A. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
B. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Khai thác cạn kiệt than đá.
D. Phân loại và xử lí rác thải.
Câu 10. Việc nào dưới đây không góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường?
A. Trồng và bảo vệ rừng.
B. Phân loại rác thải.
C. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
D. Săn bắt động vật.
Câu 11. Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, những hành vi như thế nào là hành vi xâm hại tình dục?
A. Những hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây tổn hại khác.
B. Những hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục thông qua vùng riêng tư trên cơ thể trẻ em được gọi là hành vi xâm hại tình dục.
C. Những hành vi bảo vệ trẻ em không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.
D. Những hành vi bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…; được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…
Câu 12. Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, xâm hại trẻ em là gì?
A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây tổn hại khác.
B. Là hành vi bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống, bí mật cá nhân của trẻ em; bảo vệ dưới mọi hình thức để trẻ em không bị bạo lực, bỏ bơi, bỏ mặc,…
C. Là hành vi bảo vệ trẻ em không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.
D. Là hành vi bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…; được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Kể những hoạt động tích cực của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy nêu đặc điểm sinh học của nam và nữ.
Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy nêu đặc điểm nổi bật của tuổi già.
Câu 4. (1,0 điểm) Hãy nêu một số nguyên tắc để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị xâm hại.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ........
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
D | A | B | A | C | A |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | D | C | D | B | A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (1,0 điểm) | Những hoạt động tích cực của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên: - Trồng rừng. - Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời. - Sản xuất điện từ gió. - Không săn bắt động vật trái phép.
|
Câu 2 (1,0 điểm) | Đặc điểm sinh học của nam và nữ: - Con người có các đặc điểm sinh học như màu mắt, màu da,… hay cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. - Đặc điểm sinh học ít thay đổi trong quá trình sống. - Từ khi cơ thể hình thành, cơ quan sinh dục của nam và nữ đã khác nhau. - Đến tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của nam tạo ra tinh trùng và cơ quan sinh dục của nữ tạo ra trứng, |
Câu 3 (1,0 điểm) | Đặc điểm nổi bật của tuổi già: - Từ 61 đến 69 tuổi: Sức khỏe bắt đầu giảm sút, cần chú ý rèn luyện sức khỏe, sông điều độ,… Nhiều người cao tuỏi vẫn tham gia đóng góp cho gia đình như chăm ,sóc, dạy đỗ con cháu; tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với sức khỏe và năng lực của bản thân,… - Từ 70 tuổi trở lên: Cơ thể bắt đầu suy yếu, cần sự chăm sóc sức khỏe của gia đình và xã hội. |
Câu 4 (1,0 điểm) | Gợi ý: Một số nguyên tắc để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị xâm hại là: - Giữ khoảng cách an toàn: Tránh ở một mình với người lạ hoặc người có biểu hiện không đáng tin cậy. - Nói “không” mạnh mẽ: Từ chối ngay lập tức khi ai đó có hành vi khiến em khó chịu hoặc không an toàn. - Không giữ bí mật khi bị đe dọa: Báo ngay cho người lớn đáng tin cậy nếu em cảm thấy lo lắng hoặc bị xâm hại. - Hạn chế đến nơi vắng vẻ: Không đi một mình đến những nơi ít người qua lại hoặc thiếu an ninh. - Bảo vệ thông tin cá nhân: Không chia sẻ địa chỉ, số điện thoại, hoặc hình ảnh riêng tư cho người lạ, đặc biệt trên mạng xã hội. … |
Đề thi Khoa học 5 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Khoa học 5 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Khoa học 5
Bình luận