Đề thi cuối kì 1 Khoa học 5 CTST: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Khoa học 5 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI HỌC KÌ I
KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Đất chứa có những thành phần nào?
A. Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước,…
B. Chất diệp lục, chất dinh dưỡng, khí hydro,…
C. Động vật không xương sống, khoáng chất,…
D. Đá, mùn, không khí, nước,…
Câu 2. Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người trong hình dưới đây là gì?
A. Lửa.
B. Mặt trời.
C. Thức ăn.
D. Gió.
Câu 3. Năng lượng được sử dụng để sản xuất điện, chạy thuyền buồm,… phục vụ đời sống của con người trong hình dưới đây là gì?
A. Năng lượng gió và nước chảy.
B. Năng lượng mặt trời.
C. Năng lượng điện.
D. Năng lượng từ thức ăn.
Câu 4. Bộ phận a của mạch điện trong đèn pin ở hình dưới đây là gì?
A. Nguồn điện
B. Bóng đèn.
C. Công tắc.
D. Dây dẫn.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong bầu nhụy có noãn chứa tế bào sinh dục đực.
(2) Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.
(3) Bao phấn có các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực.
(4) Nhị hoa gồm có bao phấn và chỉ nhị.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Hạt gồm mấy bộ phận?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Hình ảnh dưới đây minh họa các bộ phận của hạt đậu.
Bộ phận số 2 trong hình là gì?
A. Vỏ hạt.
B. Chất dinh dưỡng dự trữ.
C. Phôi.
D. Noãn.
Câu 8. Hạt không gồm bộ phận nào dưới đây?
A. Phôi.
B. Thân.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Vỏ hạt.
Câu 9. Giai đoạn nào dưới đây không phải là một giai đoạn phát triển chính của thực vật?
A. Thụ phấn.
B. Cây trưởng thành.
C. Nảy mầm.
D. Cây con.
Câu 10. Vật dẫn điện là gì?
A. Là vật cho dòng điện chạy qua.
B. Là vật không cho dòng điện chạy qua.
C. Là vật nối các dòng điện.
D. Là vật chia đôi dòng điện.
Câu 11. Nòng nọc ở vị trí số mấy trong hình?
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 12. Cho các hình dưới đây:
a | b | c | d |
Ghép các hình trên tương ứng với các giai đoạn phát triển trong vòng đời của bướm.
A. 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a.
B. 1 – d; 2 – c; 2 – b; 4 – a.
C. 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.
D. 1 – a; 2 – d; 3 – b; 4 – c.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
Câu 2. (1,0 điểm) Kể tên 3 con vật xếp vào nhóm động vật đẻ trứng và 4 con vật xếp vào nhóm động vật đẻ con.
Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy nêu 4 biện pháp bảo vệ môi trường đất.
Câu 4. (1,0 điểm) Bạn Hân lấy một viên đá nhỏ trong tủ lạnh rồi bỏ vào một cái cốc. Khoảng một giờ sau, bạn Hân không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy ít nước ở trong cốc. Bạn Hân để luôn vậy đến ngày hôm sau thì thấy không còn nước. Em hãy giải thích tại sao nước không còn trong cốc của bạn Hân.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | C | A | D | A | C |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | B | A | A | B | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 1 (1,0 điểm) | - Nguyên nhân gây ô nhiễm đất: + Nguyên nhân do con người: sử dụng không hợp lí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp; các chất ô nhiễm từ chất thải do hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt; cháy rừng do một số hoạt động của con người;… + Nguyên nhân do tự nhiên: nhiễm mặn, nhiễm phèn; cháy rừng do sét đánh, núi lửa phun trào;… |
Câu 2 (1,0 điểm) | Nhóm động vật đẻ trứng: - Gà - Vịt - Ngỗng Nhóm động vật đẻ con: - Ngựa - Lợn - Bò - Chuột |
Câu 3 (1,0 điểm) | - 4 biện pháp bảo vệ môi trường đất: + Sử dụng hợp lí phân bón hóa học. + Trồng rừng và khai thác rừng hợp lí. + Xử lí rác thải theo quy định. + Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ. |
Câu 4 (1,0 điểm) | + Đầu tiên, nước đã chuyển từ trạng thái rắn (viên nước đá) sang trạng thái lỏng (nước trong cốc). + Tiếp theo, nước đã chuyển từ trạng thái lỏng (nước trong cốc) sang trạng thái khí (hơi nước). |
Đề thi Khoa học 5 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Khoa học 5 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Khoa học 5
Bình luận