Đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 21 Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 21 Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân vùng đất Nam Bộ chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hoá

  • A. Trung Quốc.                   
  • B. Ấn Độ.                           
  • C. Đại Việt                         
  • D. Đông Nam Á.

 

Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về tình hình chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ năm 988 – 1220?

  • A. Tình hình Chăm-pa gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía Bắc.
  • B. Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Đại Lý và Ma Linh cho Đại Việt.
  • C. “Cuộc chiến tranh Một trăm năm” khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Từ sau thế kỉ X, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên. Vấn đề đó là gì?

  • A. Gió mùa Đông Nam thổi liên tục.
  • B. Một phần đất đai bị ngấm mặn.
  • C. Ô nhiễm môi trường
  • D. Lũ lụt thường xuyên xảy ra

 

Câu 4: Một số thành tựu nổi bật về kinh tế mà người Chăm đạt được trong thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI là:

  • A. Xây dựng hải cảng mới như Đại Chiêm (Quảng Nam), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương.
  • B. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), khai thác và buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý như trầm hương, long não, sừng tê giác,...
  • C. Xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định), mở rộng nhiều lò gốm mới tiếng như Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (Bình Định).
  • D. Mở rộng hải cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng hải cảng mới như Tân Châu (Bình Định),... 

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Giai đọan nào là thời kì thịnh vượng của Chăm-pa?

Câu 2: Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDBD

Tự luận:

Câu 1:

Giai đọan từ năm 1220 – 1353 là thời kì thịnh vượng của vương triều Vi-giay-a cũng như trong lịch sử Vương quốc Chăm-pa.

Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp củng cố chính quyền mở rộng và thống nhất lãnh thổ…

 

Câu 2:

Chăm-pa và Đại Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Ở Chăm-pa và Đại Việt có điều kiện thuận lợi trồng cây lúa nước (có nhiều dòng sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào; có đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nóng ẩm…) nên kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 7 cánh diều bài 21 Vùng đất phía Nam từ đầu, kiểm tra Lịch sử 7 CD bài 21 Vùng đất phía Nam từ đầu, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 cánh diều

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác