Đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai là người “tuy gặp thời loạn mà chí càng bền, ẩn náu trong núi rừng, chăm nghề cày cấy. Vì giận quân giặc tàn bạo lấn hiếp nên càng chuyên tâm về sách thao lược, dốc hết của nhà, hậu đãi tân khách.”?

  • A. Nguyễn Trãi
  • B. Lê Lợi
  • C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • D. Nguyễn Chích

 

Câu 2: “Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông đã dâng bản Bình Ngô sách và trở thành quân sư của Lê Lợi”. Ông là ai?

  • A. Liễu Thăng
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Mộc Thạnh
  • D. Nguyễn Du

 

Câu 3: Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là

  • A. Lang Chánh (Thanh Hoá).
  • B. Tây Đô (Thanh Hoá).
  • C. Lam Sơn (Thanh Hoá).
  • D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).

 

Câu 4: Câu nào sau đây nói đúng về Liễu Thăng và Mộc Thạnh?

  • A. Là hai chiến tướng của nghĩa quân Lam Sơn.
  • B. Là người chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta
  • C. Là hai viên tướng nhà Minh đã tử trận trong trận Chúc Động – Tốt Động.
  • D. Cả B và C.

 

Câu 5: Câu nào sau đây nói đúng về Vương Thông?

  • A. Là người dẫn đầu phái đoàn của quân Minh tham gia Hội thề Đông Quan để chấm dứt chiến tranh
  • B. Là Tổng binh của nghĩa quân Lam Sơn, dưới quyền Lê Lợi.
  • C. Là người đề ra kế sách “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” trong khởi nghĩa Lam Sơn
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Tháng 01/1428 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  • A. Quân Minh phản công quyết liệt nhưng không thành công.
  • B. Quân Minh bội ước, giả vờ về nước rồi quay lại đánh trả.
  • C. Quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng về Lê Lai?

  • A. Ông đã liều mình cứu chủ tướng Lê Lợi.
  • B. Là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn
  • C. Năm 1416, ông cùng Lê Lợi và 18 tướng lĩnh khác tham gia Hội thề Lũng Nhai.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Giai đoạn từ năm 1424 – 1425 của nghĩa quân là giai đoạn:

  • A. Gặp nhiều khó khăn, cần phải hoà hoãn với quân địch
  • B. Mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên
  • C. Toàn thắng trên mọi mặt trận.
  • D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

 

Câu 9: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

  • A. Do nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.
  • B. Do quân Minh suy yếu và không còn ý chí chiến đấu.
  • C. Do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • D. Do nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kỉ luật cao, lực lượng đông đảo và vũ khí tốt.

 

Câu 10: Điểm khác nhau căn bản giữa khởi nghĩa Lam Sơn (1417 – 1427) so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là gì?

  • A. Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.
  • B. Khi giành thắng lợi về quân sự đã chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.
  • C. Không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, điều kiện kinh tế nước ta gặp khó khăn.
  • D. Quân xâm lược rất hùng mạnh, có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBBCBA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDBAA

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 7 cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề và, kiểm tra Lịch sử 7 CD bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác