Đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?
- A. Thế kỉ XIV.
- B. Thế kỉ XV.
- C. Thế kỉ XVI.
- D. Thế kỉ XVII.
Câu 2: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
- A. B. Đi-a-xơ
- B. Va-xcô đơ Ga-ma
- C. C. Cô-lôm-bô.
- D. Ph. Ma-gien-lan
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?
- A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
Câu 4: Ma-gien-lan là người nước nào?
- A. Bồ Đào Nha
- B. Italia (Ý)
- C. Tây Ban Nha
- D. Anh
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy mô tả cuộc phát kiến địa lí đầu thế kỉ XVI.
Câu 2: Em hãy nêu những ảnh hưởng tích cực của các cuộc phát kiến địa lí đối với Việt Nam?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | B | A |
Tự luận:
Câu 1:
+ Hầu hết các cuộc phát kiến địa lí diễn ra vào thế kỉ XV, riêng cuộc phát kiến của Ph. Ma-gien-lan diễn ra vào đầu thế kỉ XV.
+ Năm 1519, đoàn tàu của Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, ông đã bị giết chết. Các thủy thủ của Ma-gien-lan tiếp tục lên đường, họ đã dạt vào hòn đảo hương liệu, quần đảo Ma-lác-ca, rồi trở về Ma-drit (Tây Ban Nha), hoàn thành công việc khó khăn nhất thời đó.
Câu 2:
+ Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, từ thế kỉ XVI – XVII, thuyền buôn của các thương nhân châu Âu như Hà Lan, Anh, Pháp, ... đến Việt Nam ngày càng nhiều, góp phần mở rộng quan hệ giao lưu buôn bản, tạo nên sự hưng khởi của các đô thị.
+ Cùng với thương nhân các nước đến trao đổi buôn bán, các giáo sĩ cũng theo chân thương nhân đến Việt Nam để truyền đạo, góp phần du nhập và tạo ra chữ Quốc ngữ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Lịch sử 7 cánh diều bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí và, kiểm tra Lịch sử 7 CD bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 cánh diều
Bình luận