Đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 15 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 15 Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến việc xâm lược Đại Việt của nhà Tống là:

  • A. Để giải quyết khủng hoảng trong nước.
  • B. Một số võ tướng muốn tiến công lập nghiệp.
  • C. Thấy vận thế của nhà Lý sắp suy.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Quách Quỳ và Triệu Tiết đã đưa bao nhiêu người sang tấn công Đại Việt?

  • A. Khoảng 10 vạn
  • B. Khoảng 20 vạn
  • C. Khoảng 30 vạn
  • D. Khoảng 50 vạn

 

Câu 3: Để đánh chiếm Đại Việt, trước khi đưa quân sang xâm lược, nhà Tống đã có hành động gì?

  • A. Xúi giục Chăm-pa đánh lên Đại Việt từ phía nam
  • B. Ngăn cản việc buôn bán của người dân hai nước và tìm cách mua chuộc các tù trưởng miền núi ở phía bắc Đại Việt.
  • C. Điều Lâm Xung về làm giáo đầu 80 vạn quân ở Vân Nam và điều Viên Thiệu về làm Thống soái Quảng Tây, nhằm nâng cao chất lượng quân đội.
  • D. Cả A và B.

 

Câu 4: Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) là:

  • A. Tích cực luyện tập quân sĩ.
  • B. Cho quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu.
  • C. Chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.
  • D. Chặn các ngả đường mà quân xâm lược có thể tiến vào.

 

Câu 5: Từ nào sau đây phản ánh đúng nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 – 1077)?:

  • A. Chủ động.
  • B. Đấu tranh.
  • C. Rút lui.
  • D. Phòng ngự.

 

Câu 6: Sớm phát hiện ý đồ xâm lược của nhà Tống, năm 1075 Lý Thường Kiệt có hành động nào sau đây để ứng phó?:

  • A. Tổ chức cuộc tập trận lớn.
  • B. Cho quân mai phục ở biên giới.
  • C. Chủ động đàm phán.
  • D. Thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân”.

 

Câu 7: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dân đến thắng lợi của cu kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý?:

  • A. Sức mạnh đoàn kết của quân dân Đại Việt.
  • B. Quân Tống không quen với khí hậu, thời tiết.
  • C. Nhờ có sự giúp đỡ của quân đội Chăm-pa.
  • D. Quân Tống không có sự chuẩn bị chu đáo.

 

Câu 8: Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là:

  • A. Quách Quỳ.
  • B. Toa Đô.
  • C. Ô Mã Nhi.
  • D. Hoà Mẫu.

 

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng tác dụng trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

  • A. Tránh được sự hi sinh xương máu của quân sĩ.
  • B. Bảo toàn được lực lượng của quân ta.
  • C. Làm cho quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
  • D. Góp phần giữ được mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Tống.

 

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tấn công sang đất Tống của quân nhà Lý?

  • A. Phá được các kho lương thảo, vũ khí của quân Tống.
  • B. Đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo điều kiện có lợi để đánh bại khi chúng kéo sang xâm lược nước ta.
  • C. Thể hiện sức mạnh của quân dân Đại Việt.
  • D. Làm thất bại ý đồ tấn công nước ta của quân Tống.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACDCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDAACD

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 7 cánh diều bài 15 Công cuộc xây dựng và bảo và, kiểm tra Lịch sử 7 CD bài 15 Công cuộc xây dựng và bảo, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác