Đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông đã dâng bản Bình Ngô sách và trở thành quân sư của Lê Lợi”. Ông là ai?

  • A. Liễu Thăng
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Mộc Thạnh
  • D. Nguyễn Du

 

Câu 2: Tháng 11 – 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã mai phục và giành thắng lợi trước quân Minh ở đâu?

  • A. Tốt Động – Chúc Động (Hà Nội).
  • B. Chi Lăng – Xương Giang (Lạng Sơn – Bắc Ninh).
  • C. Đông Quan (Hà Nội).
  • D. Tây Đô (Thanh Hoá).

 

Câu 3: Giai đoạn từ năm 1424 – 1425 của nghĩa quân là giai đoạn:

  • A. Gặp nhiều khó khăn, cần phải hoà hoãn với quân địch
  • B. Mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên
  • C. Toàn thắng trên mọi mặt trận.
  • D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

 

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

  • A. Chính sách cai trị tàn độc của quân Minh đối với nhân dân Đại Việt.
  • B. Quân Minh ép Lê Lợi ra làm quan.
  • C. Do tác động của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
  • D.Vương triều Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống Minh.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những lần rút quân của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 2: Tại sao nghĩa quân Lam Sơn lại quyết định tiêu diệt viện binh của Liễu Thăng trước?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBABA

Tự luận:

Câu 1:

+ Năm 1418, Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1.

+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2, nghĩa quân trải qua nhiều khó khăn.

+ Năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công → rút lên núi Chí Linh lần 3 → khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

Câu 2:

+ Đạo quân của Liễu Thăng có tiềm năng nguy hiểm hơn đạo quân của Vân Nam

+ Đường tiến quân là trục đường rất quan trọng, là một tuyến giao thông truyền thống từ xưa, thành trì, dân cư nhiều

+ Hành quân lên ải Chi Lăng thuận lợi hơn quân ta sẽ được hỗ trợ nhiều hơn


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 7 cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề, kiểm tra Lịch sử 7 CD bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (Đề, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác