Đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Đề trắc nghiệm số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 7 Cánh diều bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?

  • A. Sự lên xuống của thuỷ triều.
  • B. Sự suy yếu của quân Mông – Nguyên.
  • C. Cây cối hai bên bờ sông rậm rạp dễ bề mai phục.
  • D. Con đường rút lui về Thăng Long thuận lợi.

 

Câu 2: Năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, quân dân nhà Trần đã làm gì?

  • A. Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”
  • B. Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ kinh thành.
  • C. Thực hiện chiến thuật đánh du kích.
  • D. Thực hiện kế sách tạm hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng.

 

Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra vào các năm:

  • A. 1257, 1258, 1287 - 1288.
  • B. 1257, 1258, 1287.
  • C. 1257, 1285, 1287 - 1288.
  • D. 1258, 1285, 1287 - 1288.

 

Câu 4: Nhà Trần khi thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” không nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ.
  • B. Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ.
  • C. Củng cố lực lượng chờ phản công.
  • D. Đánh nhanh thắng nhanh.

 

Câu 5: Vị tướng nào được vua Trần cử làm Quốc công tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Quang Khải.
  • C. Trần Quốc Tuấn.
  • D. Trần Khánh Dư.

 

Câu 6: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

  • A. Các quan lại cao cấp.
  • C. Toàn bộ nhân dân Thăng Long.
  • B. Các vương hầu, quý tộc.
  • D. Các bô lão có uy tín.

 

Câu 7: Kế sách “vườn không nhà trống” được áp dụng trong lần kháng chiến nào?

  • A. Chỉ sử dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
  • B. Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.
  • C. Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.
  • D. Được áp dụng trong cả ba lần kháng chiến.

 

Câu 8: Tác phẩm nào được Trần Quốc Tuấn viết nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân đội nhà Trần trước cuộc kháng chiến năm 1285?

  • A. Binh thư yếu lược
  • B. Vạn Kiếp tông bí truyền thư
  • C. Hịch tướng sĩ
  • D. Nam dược thần hiệu

 

Câu 9: Trước khi Trần Quốc Tuấn tổ chức đóng cọc trên sông Bạch Đằng thì trong lịch sử nước ta đã có những vị anh hùng nào từng tổ chức đóng cọc dưới lòng con sông này?

  • A. Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt
  • B. Ngô Quyền và Lê Hoàn
  • C. Lý Bí và Ngô Quyền
  • D. Triệu Quang Phục và Ngô Quyền

 

Câu 10: Tại sao gọi là “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”?

  • A. Vì “Mông” và “Nguyên” là hai cách gọi giống nhau của quân Mông Cổ.
  • B. Vì lần xâm lăng thứ nhất là quân Mông Cổ, còn ở lần thứ hai và ba thì quân Mông Cổ đã chiếm được đất Tống và lập ra nhà Nguyên.
  • C. Vì từ “Mông” trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là nhỏ còn từ “Nguyên” có nghĩa là lớn. Điều này có thể thấy rõ trong các cuộc chiến.
  • D. Không rõ tại sao các nhà chép sử lại ghi như vậy

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAADDC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDCBB

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 7 cánh diều bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân, kiểm tra Lịch sử 7 CD bài 17 Ba lần kháng chiến chống quân, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác