Đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 16 Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số (Đề trắc nghiệm số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 16 Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số (Đề trắc nghiệm số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vì sao các nước truyền thống Đông Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ?

  • A. Chiến tranh nhiều nam ra trận.
  • B. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
  • C. Chuyển cư sang các nước công nghiệp.
  • D. Tâm lý xã hội và phong tục tập quán.

Câu 2: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

  • A. Đáy rộng, đỉnh nhịn, ở giữa thu hẹp.
  • B. Đáy hẹo, đỉnh phình to.
  • C. Ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.
  • D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 3: Nước ta có cơ cấu dân số theo tuổi tác như sau: 0-14 tuổi: 33,6%, 15-59 tuổi: 58,3%, 60 tuổi: 8,1 %. Như vậy nước ta có

  • A. Dân số già .
  • B. Dân số trẻ nhưng đang già đi.
  • C. Dân số trẻ.
  • D. Dân số trung gian giữa trẻ và già.

Câu 4: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa

  • A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
  • B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
  • C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm
  • D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân

Câu 5: Ý nào dưới đây là xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới?

  • A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.
  • B. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.
  • C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.
  • D. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô cao nhóm phát triển

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chiến tranh.
  • B. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
  • C. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chuyển cư.
  • D. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tâm lý xã hội.

Câu 7: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

  • A. Cơ cấu dân số theo lao động.
  • B. Cơ cấu dân số theo giới.
  • C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
  • D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
  • B. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số người trong độ tuổi lao động.
  • C. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
  • D. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.

Câu 9: Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi

  • A. dưới tuổi lao động
  • B. trong tuổi lao động
  • C. trên tuổi lao động
  • D. dưới và trên tuổi lao động

Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng?

  • A. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng giảm
  • B. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển
  • C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển
  • D. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDCDAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDCCBD

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Địa lí 10 Cánh diều bài 16 Dân số và gia tăng dân và, kiểm tra Địa lí 10 CD bài 16 Dân số và gia tăng dân, đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác