Dễ hiểu giải Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 13 Việt Nam và Biển Đông

Giải dễ hiểu bài 13 Việt Nam và Biển Đông. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 11 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

a. Về quốc phòng, an ninh.

CH: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

Giải nhanh:

  • Các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  • Bên cạnh đó, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
  • Biển Đông là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. 

b. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

CH 1: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế.

Giải nhanh:

  • Vị trí của Biển Đông tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế biển với nhiều ngành đa dạng 
  • Biển Đông có số lượng hải sản phong phú, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào
  • Đường bờ biển dài vời nhiều bãi cát, vịnh... đẹp thích hợp phát triển du lịch. 
  • Biển Đông là "cửa ngõ" để Việt Nam hợp tác với các nước trên thế giới.

CH2: Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương mà em biết (tỉnh/ thành phố), chỉ ra một số vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế. 

Giải nhanh:

Biển tạo điều kiện cho ngành kinh tế mũi nhọn phát triển là ngành thuỷ sản, đóng tàu, dầu khí, giao thông hàng hải, du lịch,...

2. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA.

a. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

CH1: Các tư liệu 1, 2 cung cấp cho em thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

Giải nhanh:

Vào thế kỉ XVII, chúa Nguyễn cho lập Đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Đến đầu thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn Phúc Chu lập ra Đội Bắc Hải có nhiệm vụ khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.

Thời vua Minh Mạng (1820 – 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...

Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo Hiệp định Ê-ly-dễ ngày 8-3-1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

CH2: Trình bày khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.

Giải nhanh:

Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. 

b. Cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

CH: Trình bày nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Giải nhanh:

Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

  • Dưới triều Nguyễn, các đội thủy quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa được tổ chức.

- Từ năm 1884 đến năm 1954:

  • Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các quần đảo đã chiếm đóng trái phép.

- Từ năm 1954 đến năm 1975:

  • Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

- Từ sau năm 1975 đến nay:

Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.

3. CHỦ TRƯƠNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG.

CH 1: Khai thác Tư liệu 3 (SGK trang 89) và thông tin trong mục, hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. 

Giải nhanh:

Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông.

Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

CH 2: Nêu một số ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam mà em biết

Giải nhanh:

Ví dụ: Năm 2021, theo dữ liệu của Global Firepower, Hải quân Việt Nam có trong biên chế 65 tàu chiến các loại, trong số đó có 4 tàu hộ vệ tên lửa, 7 tàu hộ vệ săn ngầm (phần lớn đã được thay tính năng), 13 tàu tên lửa tấn công nhanh, 8 tàu tên lửa, 12 tàu pháo, 5 tàu phóng lôi và một số tàu chiến khác. Từ số liệu đó cho thấy, Việt Nam rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị cho hải quân. 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

CH 1: Lập sơ đồ tư duy về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên các mặt quốc phòng, an ninh, kinh tế đối với Việt Nam. 

Giải nhanh:

BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

CH 2: Sử dụng tư liệu lịch sử để chứng minh rằng: Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập, quản lí liên tục và thực thi, bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

Giải nhanh:

Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. 

CH 3: Giải thích vì sao Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình?

Giải nhanh:

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình vì nước ta là một nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng các quy ước, luật pháp quốc tế.  

Vận dụng

CH 1: Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc? 

Giải nhanh:

  • Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
  • Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo

CH 2: Sưu tầm tư liệu tử sách, báo và internet, hãy viết bài (khoảng 300 chữ) về hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.

Giải nhanh:

Trong những năm vừa qua, tình hình thế giới, khu vực cũng như trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Những dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính là sức mạnh tổng hợp quốc gia có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động như: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Bởi thế ta cần phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc. Với tình hình trên thế giới đang diễn ra toàn cầu hóa muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường. Hơn nữa phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tinh thần chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Thế hệ trẻ ngày nay cần tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền dân tộc. 

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác