Dễ hiểu giải Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Giải dễ hiểu bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 11 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

1. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC Ở ĐÔNG NAM Á.

a) Đông Nam Á hải đảo

CH: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

Giải nhanh:

  • Ở In-đô-nê-xi-a:

- Tháng 10-1873, nhân dân A-chê đã anh dũng chiến đấu chống lại 3 000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này. 

- Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.

  • Ở Phi-lip-pin:

*Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha:

- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: cải cách và bạo động.

* Phong trào đấu tranh chống Mỹ:

- Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha 

- Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.

=> Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.

b) Đông Nam Á lục địa

CH: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa. 

Giải nhanh:

  • Ở Miến Điện: thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo đài hơn 60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện. 
  • Ở Việt Nam, Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
  • Ở Cam-pu-chia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á.

CH: Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. 

Giải nhanh:

- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. 

- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:

+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:

+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao.

3. THỜI KÌ TÁI THIẾT VÀ PHÁT TRIỂN SAU KHI GIÀNH ĐỘC LẬP. 

a) Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

CH: Khai thác tư liệu 1, 2 (SGK trang 40) và thông tin trong mục, nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á. 

Giải nhanh:

  • Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài; Tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên
  • Về chính trị: Chính sách "chia để trị", "ngu dân" của chính quyền thực dân để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài 
  • Về văn hóa:  Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống của nền văn hóa 

b) Quá trình tái thiết và phát triển

CH: Tóm tắt những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.

Giải nhanh:

  • Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo) tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
  • Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
  • Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á. 

Giải nhanh:

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

CH2: Xây dựng trục thời gian tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. 

Giải nhanh:

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

 

Vận dụng

CH1: Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất. 

Giải nhanh:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. 

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

CH2: Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam. 

Giải nhanh:

  • Thực dân Pháp (TDP) duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân; thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa. 
  • Thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau”2
  • TDP thực hiện “chế độ lính tình nguyện” bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi đất khách quê người, trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác