Dễ hiểu giải Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV)

Giải dễ hiểu bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 11 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV) 

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ.

CHTrình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Giải nhanh:

Về chính trị, sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ. 

Về kinh tế – xã hội, nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. 

2. NỘI DUNG CẢI CÁCH.

CH1: Khai thác Tư liệu 1 chỉ ra những điểm tiến bộ của Luật Hồng Đức.

Giải nhanh:

  • Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là bộ luật có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Điểm tiến bộ thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân là nam
  • Điểm tiến bộ thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. 
  • Điểm tiến bộ thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể ho vệ dân thường. 
  • Điểm tiến bộ thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa pháthuy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

CH2: Trình bày những nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Giải nhanh:

- Hành chính:

  • Ở trung ương, Lê Thánh Tông xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. 
  • Ở địa phương, năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long)
  • Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử. 

- Pháp luật: Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) 

- Quân đội và quốc phòng: Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm binh hay thân binh và quân các đạo, gọi là ngoại binh. 

- Kinh tế:

  • Vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách phát triển kinh tế như chế độ lộc diễn và chế độ quân điển.
  • Chế độ lộc điền là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp tử tử phẩm trở lên.
  • Chế độ quân điền là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật,... 

- Văn hóa, giáo dục: 

  • Vua coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá nghiêm túc.
  • Vua cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học

3. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA.

CH: Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Giải nhanh:

Kết quả

Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế.

Ý nghĩa:

- Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Tăng cường quyền lực của nhà vua

- Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

Câu hỏi 1Lập sơ đồ tư duy về bối cảnh lịch sử, nội dung chủ yếu và kết quả, ý nghĩa cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Giải nhanh:

BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV) 

 

Câu hỏi 2Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.

Giải nhanh:

BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV) 

Vận dụng

CH: Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet về cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV), em hãy nêu ra một số bài học có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Giải nhanh:

  • Các giá trị chính trị - pháp lý của Luật Hồng Đức phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của chế độ đất nước hiện tại 
  • Kế thừa việc phá bỏ, khắc phục những điều tiêu cực, lệch lạc trong đường lối lãnh đạo.
  • Kế thừa, tiếp thu luôn đi đôi với phát huy, nhân lên một tầm cao mới các giá trị của truyền thống pháp lý, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác