Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 10 Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ( thế kỉ XV) - sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển?

  • A. Tránh việc gây chia rẽ trong triều.
  • B. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ.
  • C. Tập trung quyền lực vào tay vua.
  • D. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu.

Câu 2: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

  • A. Lê Thái Tổ
  • B. Lê Thái Tông
  • C. Lê Nhân Tông
  • D. Lê Thánh Tông

Câu 3: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  • A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
  • B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
  • C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
  • D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Câu 4: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?

  • A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước
  • B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
  • C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa
  • D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ

Câu 5: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di? Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?

  • A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
  • B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa
  • C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc
  • D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê

Câu 6: Để tôn vinh những người đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã làm gì?

  • A. Cho lập đến thờ.
  • B. Cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.
  • C. Cho dựng bia đá ở Văn Miếu
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là:

  • A. Phật giáo
  • B. Đạo giáo
  • C. Nho giáo
  • D. Thiên chúa giáo

Câu 8: Tình hình nhà Lê giữa thế kỉ XV đặt ra yêu cầu gì?

  • A. Phải nhanh chóng kiện toàn mô hình nhà nước quân chủ tập quyền, thống nhất từ trung ương đến địa phương
  • B. Quản lí hiệu quả đội ngũ quan lại; cải cách hành chính
  • C. Phát triển kinh tế nông nghiệp; sửa sang phong tục
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?

  • A. chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
  • B. có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
  • C. nền kinh tế hàng hóa phát triển
  • D. tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa

Câu 10: "Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có".

Câu nói này phản ánh nội dung gì?

  • A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê
  • B. Chính sách coi trọng nhân tài và loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử
  • C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và bảo cử
  • D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước

Câu 11: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ?

  • A. Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu
  • B. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật
  • C. Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền
  • D. Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời

Câu 12: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?

  • A. Ngô Sĩ Liên
  • B. Lê Văn Hưu
  • C. Ngô Thì Nhậm
  • D. Nguyễn Trãi

Câu 13: Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm:

  • A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước
  • B. Tăng cường sự bình đẳng, dân chủ, giảm thiểu quyền lực của Hoàng tộc và các thế lực lớn trong nước.
  • C. Biến nước ta trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14:  Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách

  1. A. Lộc điền
  2. B. Quân điền
  3. C. Điền trang, thái ấp
  4. D. Thực ấp, thực phong

Câu 15:  Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

  • A. Nông dân
  • B. Thợ thủ công
  • C. Thương nhân
  • D. Nô tì

Câu 16: Chế độ lộc điền là:

  • A. Chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật...
  • B. Chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên
  • C. Chế độ mà người dân được hưởng bổng lộc nếu làm nông tốt, thu được nhiều lương thực.
  • Chế độ mà người dân được yêu cầu tăng cường trồng cây lộc vừng để buôn D.bán với nước ngoài.

Câu 17: Chế độ quân điền là:

  • A. Chế độ chia ruộng đất cho các hạng từ quan lại, binh lính, dân đinh đến người tàn tật,..
  • B. Chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên
  • C. Chế độ mà người dân được hưởng bổng lộc nếu làm nông tốt, thu được nhiều lương thực.
  • Chế độ mà người dân được yêu cầu tăng cường trồng cây lộc vừng để buôn D.bán với nước ngoài.

Câu 18: Đâu không phải kì thi được mở trong thời nhà Lê Thánh Tông?

  • A. Thi Hương
  • B. Thi Hội
  • C. Thi Võ
  • D. Thi Đình

Câu 19: Cả nước được chia thành mấy khu vực quân sự:

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 20:  Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?

  • A. Phủ - huyện – Châu – xã
  • B. Đạo – Phủ - Châu – xã
  • C. Đạo - Phủ - huyện hoặc Châu, xã
  • D. Phủ - huyện – Châu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác