Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Năm 1077, quân và dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh bại quân Tống tại đâu?

  • A. Kinh thành Thăng Long
  • B. Biên giới Việt - Trung
  • C. Phòng tuyến Như Nguyệt ( Bắc Ninh)
  • D. Thành Cổ Loa ( Hà Nội)

Câu 2: Ý không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc?

  • A. Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam
  • B. Được đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng
  • C. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian
  • D. Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh được sự khủng hoảng, suy vong của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Kinh tế suy sụp, mất mùa, đói kém liên miên
  • B. Vua quan ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến đời sống nhân dân
  • C. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt
  • D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi

Câu 4: Mục đích cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là gì?

  • A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước
  • B. Hoàn thiện bộ máy nhà nước
  • C. Ổn định tình hình chính trị để phát triển kinh tế, văn hoá
  • D. Tăng cường tiềm lực, đối phó với giặc ngoại xâm

Câu 5:  Mục đích cuộc cải cách của Minh Mạng là gì?

  • A. Ổn định tình hình xã hội của đất nước
  • B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ
  • C. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống quan lại
  • D. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất

Câu 6: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải chống lại các cuộc xâm lược của đội quân nào?

  • A. Tống, Mông -Nguyên, Thanh
  • B. Tống, Mông -Nguyên, Minh
  • C. Tống, Nguyên, Thanh
  • D. Tống, Minh, Thanh

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như thế nào?

  • A. Từ Hát Môn, nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Trưng Trắc lên ngôi vua và đóng đô tại đây
  • B. Từ Hát Môn, nghĩa quân đánh chiếm Luy Lâu - trị sở của chính quyền đô hộ, Thái thú Tô Định bị giết tại trận
  • C. Từ Hát Môn, nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, rồi Cổ Loa và Luy Lâu - trị sở của chính quyền đô hộ, Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước.
  • D. Từ Hát Môn, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm được Cổ Loa, đập tan gốc rễ của chính quyền đô hộ.

Câu 8: Quốc hiệu nước ta dưới Triều Hồ là

  • A. Đại Cồ Việt
  • B. Đại Ngu
  • C. Đại Việt
  • D. Đại Nam

Câu 9: Bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thánh Tông gồm các cấp nào?

  • A. Đạo - phủ - huyện - xã - thôn
  • B. Đạo - phủ - huyện - hương - xã 
  • C. Đạo thừa tuyên - phủ - huyện - châu - xã 
  • D. Đạo - phủ - huyện - châu - xã

Câu 10: Cơ quan làm chức năng chuyển tiếp và lưu giữ công văn dưới thời vua Minh Mạng là

  • A. Hàn lâm viện
  • B. Cơ mật viện
  • C. Nội các
  • D. Đô sát viện

Câu 11: Những trận đánh lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là

  • A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng
  • B. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang
  • C. Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang
  • D. Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 12: Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

  • A. được đông đảo nhân dân tham gia
  • B. có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số
  • C. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa
  • D.Lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận: quân thuỷ, quân bộ và tượng binh

Câu 13: Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế là

  • A. chia lại ruộng đất cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên
  • B. phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng
  • C. quy định loại biểu thuế đinh tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp
  • D. quy định lại việc sở hữu ruộng đất của toàn dân, mỗi người chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu , kể cả Đại vương và Trưởng công chúa

Câu 14: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  • A. Bãi bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển, các cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo
  • B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
  • C. Ban hành bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
  • D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình

Câu 15: Cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quân sự quan trọng là

  • A. Hàn lâm viện
  • B. Cơ mật viện
  • C. Nội các
  • D. Đô sát viện

Câu 16: Chiến thắng nào đã chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên năm 1288?

  • A. Đông Bộ Đầu
  • B. Vạn Kiếp 
  • C. Vân Đồn
  • D. Bạch Đằng

Câu 17: Người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, lập nên Vương triều Lê Sơ là ai?

  • A. Lê Hoàn
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Lê Lợi
  • D.Nguyễn Huệ

Câu 18: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

  • A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
  • B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần
  • C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo
  • D. Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp

Câu 19: Phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời vua Lê Thánh Tông là gì?

  • A. Tiến cử
  • B. Khoa cử
  • C. Ứng cử
  • D. Tập ấm

Câu 20: Các cơ quan giám sát trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng là

  • A. Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
  • B. Cơ mật viện, Lục Khoa
  • C. Đô sát viện, Lục Khoa
  • D. Nội các, Cơ mật viện

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác