Dễ hiểu giải Khoa học 5 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
Giải dễ hiểu bài Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học 5 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Câu 1: Dựa vào sơ đồ dưới đây, lựa chọn trình bày một nội dung đã học trong chủ đề Thực vật và động vật
Giải nhanh:
Sự sinh sản của thực vật có hoa | - Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuy. - Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Hoa lưỡng tính có cả nhị và nhuỵ trên cùng một hoa. |
Sau khi thụ phấn, thụ tinh xảy ra, tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt. | |
Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa | Đối với các thực vật có hoa, cây con có thể được mọc lên từ hạt hoặc từ lá, thân, cành, rễ trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Thực vật có ba giai đoạn phát triển chính: nảy mầm, cây con, cây trưởng thành. |
Câu 2: a) Dựa vào hình dưới đây, đóng vai hạt cam kể về quá trình lớn lên của cây cam
b) Ngoài cách trồng từ hạt có thể trồng cây cam bằng cách nào
Giải nhanh:
a) Tôi là hạt giống của cây cam.Từ khi mới là một hạt nhỏ bé, tôi đã ẩn mình dưới lớp đất màu mỡ, nơi tôi từ từ hấp thụ dưỡng chất và nước, bắt đầu nảy mầm. Qua bao ngày tháng, tôi đã vươn mình ra khỏi lòng đất.Với sự chăm sóc của người nông dân và sức mạnh của ánh nắng mặt trời, tôi đã phát triển thành một cây cam vững chãi, mang trên mình những quả cam căng tròn và ngọt lịm.
b) Cây cam có thể được trồng bằng phương pháp ghép cây.
Câu 3: Tìm hiểu về vòng đời của một loài động vật có ở nơi em sống
Giải nhanh:
BÀI 12. VI KHUẨN
1.MỞ ĐẦU
Khi quan sát bất cứ đồ vật nào, em có nhìn thấy vi khuẩn không? Vì sao?
Giải nhanh:
Em không thể nhìn thấy vi khuẩn vì vi khuẩn có kích thước rất nhỏ .
VI KHUẨN
Quan sát: Nhờ dụng cụ nào mà chúng ta có thể quan sát được vi khuẩn? Từ đó, em có nhận xét gì về kích thước của vi khuẩn?
Giải nhanh:
Nhờ kính hiển vi mà chúng ta có thể quan sát được vi khuẩn.
Nhận xét: kích thước vi khuẩn nhỏ đến mức không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
Quan sát: Vi khuẩn có thể sống được ở đâu?
Giải nhanh:
Vi khuẩn có thể sống trong đất, nước, không khí, các sinh vật khác,...
Quan sát: Em có nhận xét gì về nơi sống của vi khuẩn?
Giải nhanh:
Vi khuẩn sống ở bất kì nơi đâu xung quanh chúng ta.
MỘT SỐ BỆNH Ở NGƯỜI DO VI KHUẨN GÂY RA
Bệnh sâu răng
Câu hỏi: Bệnh sâu răng có hại gì đối với răng và sức khoẻ người bệnh
Giải nhanh:
Vi khuẩn tạo ra các lỗ nhỏ trên răng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy đến lớp tủy răng, gây đau nhức và nhiễm trùng nghiêm trọng
Quan sát: Dựa vào các hình 4 và 5, nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sâu răng.
Giải nhanh:
- Nguyên nhân: Ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt; Không đánh răng; Ăn đồ ăn lạnh; Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn
- Các cách phòng tránh: Chải răng đúng cách sau khi ăn, dùng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng, khám răng và lấy cao răng định kì, hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga.
Câu hỏi: Nêu tác dụng của mỗi cách phòng tránh bệnh sâu răng ở hình 5.
Giải nhanh:
Chải răng đúng cách sau khi ăn: Loại bỏ thức ăn và mảnh vật từ răng
Sử dụng kem đánh răng có chứa chất ngăn ngừa sâu răng: củng cố men răng và ngăn ngừa sự phá hủy từ vi khuẩn, ngăn chặn quá trình hình thành sâu răng.
Khám răng và lấy cao răng định kỳ: Phát hiện sớm bệnh lý, giảm nguy cơ hình thành sâu răng.
Hạn chế ăn đồ ngọt và nước uống có ga: giảm nguy cơ sâu răng do vi khuẩn.
Câu hỏi: Kể thêm một số cách giúp phòng tránh bệnh sâu răng và tác dụng của chúng.
Giải nhanh:
Sử dụng chỉ nha khoa
Uống nước sau khi ăn
Chỉ định kỳ khám răng
Luyện tập, vận dụng: Trong thời quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của em, những việc nào có thể dẫn đến bệnh sâu răng? Nêu cách em thay đổi để phòng tránh bệnh sâu răng.
Giải nhanh:
Thói quen dẫn đến bệnh sâu răng | Cách phòng tránh bệnh sâu răng |
- Ăn nhiều thức ăn ngọt - Không đánh răng - Ăn nhiều đồ ăn lạnh | - Hạn chế ăn đồ ngọt - Đánh răng thường xuyên - Hạn chế đồ ăn lạnh |
Luyện tập, vận dụng: Ngoài những việc trên, em cần làm gì khác để phòng tránh bệnh sâu răng?
Giải nhanh:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày
Tăng cường uống nước và sử dụng nước xả miệng
BỆNH TẢ
Quan sát: Nêu nguyên nhân có thể gây bệnh tả ở người.
Giải nhanh:
Uống nước bị nhiễm vi khuẩn tả,
Ăn phải hải sản sống trong nước bị nhiễm vi khuẩn tả
Bàn tay bị nhiễm vi khuẩn tả, thức ăn bị vật trung gian mang vi khuẩn tả đậu vào, rau trồng trên đất hoặc nguồn nước tưới bị nhiễm vi khuẩn tả
Quan sát: Nêu một số biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh tả.
Giải nhanh:
Biểu hiện bệnh tả: Đầy bụng và sôi bụng, nôn, tiêu chảy liên tục, nhiều lần, mất nước
Câu hỏi: Dựa vào hình 10, nêu một số việc làm để phòng tránh bệnh tả và giải thích tác dụng của những việc làm đó.
Giải nhanh:
Sử dụng nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt: Nước sạch giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm tả.
Ăn chín, uống chín: đảm bảo diệt vi khuẩn có thể gây bệnh.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh: loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ tay vào thực phẩm và ngược lại
Xử lí đúng cách nguồn phân, chất thải, rác thải, xác động vật; tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh: ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn tả và giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường.
Uống hoặc tiêm vắc-xin theo chỉ định: cung cấp miễn dịch cho cơ thể chống lại vi khuẩn tả và ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
Luyện tập, vận dụng: Liệt kê những việc nên và không nên làm đề phòng tránh bệnh tả; chia sẻ với bạn những việc em đã thực hiện được.
Giải nhanh:
Nên làm:
Sử dụng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt.
Ăn chín, uống chín
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch
Xử lý chất thải, phân, rác thải, và xác động vật đúng cách
Tiêm vắc-xin theo lịch trình và chỉ định của bác sĩ hoặc cơ quan y tế địa phương.
Không nên làm:
Không uống nước không đảm bảo nguồn gốc, không được xác định độ an toàn.
Không ăn thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc , không chín kỹ.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã
Không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng kháng sinh
Tránh tiếp xúc với người hoặc động vật đã nhiễm bệnh tả
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận