Dễ hiểu giải Địa lí 8 chân trời Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
Giải dễ hiểu Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 8 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ CHUNG 2
MỞ ĐẦU
Biển Đông giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng của Việt Nam. Vùng biển đảo Việt Nam có ý nghĩa quan trọng ra sao? Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử diễn ra như thế nào?
Giải nhanh:
- Ý nghĩa của vùng biển nước ta:
+ Mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, có các dòng biển nóng ven bờ giúp cho nước ta không bị khô hạn như các quốc gia có cùng vĩ độ.
+ Giúp cơ cấu ngành đa dạng, khai thác tổng hợp tài nguyên biển: du lịch, giao thông vận tải, khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản.
+ giữ vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
1. CÁC VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Dựa vào các hình 2.1, 14.1, 14.4, bảng 2.1, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam)
Giải nhanh:
Vùng biển bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
CH: Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam?
Giải nhanh:
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);
- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
- Phú Quý (Bình Thuận);
- Phú Quốc (Kiên Giang);
- Trường Sa (Khánh Hòa);
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
2. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO
CH: Dựa vào kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy trình bày những nét chính về môi trường và tài nguyên thiên nhiên vùng biển đảo nước ta.
Giải nhanh:
- Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
- Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.
- Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản,; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú
- Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái
3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
a) Đối với phát triển kinh tế
Nhiệm vụ 3: Dựa hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy:
CH: Kể tên một số hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển, đảo nước ta.
Giải nhanh:
- Hàng hải: vận tải biển và dịch vụ cảng biển
- Khai thác hải sản
- Khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển khác.
CH: Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế ở vùng biển Việt Nam.
Giải nhanh:
Thuận lợi:
- Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển
- Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển
- Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,...
Khó khăn:
- Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão
- Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ
b) Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Giải nhanh:
Thuận lợi:
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.
- Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng
- Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử
Khó khăn:
Hiện nay, khó khăn lớn nhất là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông, đòi hỏi giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình.
4. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
CH: Quần đảo Hoàng Sa, quân đảo Trường Sa thuộc đơn vị hành chính nào của Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử?
Giải nhanh:
- Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI: thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là tỉnh Quảng Ngãi.
- Năm 1884: Pháp thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
- Năm 1975: Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa
- Hiện nay: huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
CH: Từ bảng 2.2, đoạn tư liệu và thông tin trong bài, em hãy cho biết Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử đã có những hành động nào để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường sa.
Giải nhanh:
+ Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.
+ Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.
+ Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.
+ Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
+ Năm 1916, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.
+ Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.
+ Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.
+ Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.
+ Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.
+ Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
+ Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.
LUYỆN TẬP
CH: Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, em hãy xác định:
- Hai huyện đảo xa bờ nhất nước ta.
- Huyện đảo có diện tích lớn nhất trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Giải nhanh:
- là huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa.
- Huyện đảo cso diện tích lớn nhất vịnh Bắc Bộ là huyện đảo Cô Tô; Huyện đảo có diện tích lớn nhất vịnh Thái Lan là huyện đảo Phú Quốc.
CH: Vẽ sơ đồ thể hiện các hoạt động khai thác tài nguyên biến đảo nước ta.
Trả lời:
CH: Hoàn thành sơ đồ thể hiện các đơn vị hành chính của Việt Nam quản lí trực tiếp hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa qua các thời kì theo mẫu dưới đây:
Giải nhanh:
Năm 1471: phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi)
Năm 1802: Triều Tây Sơn và triều Nguyễn
Năm 1884: chính quyền thực dân Pháp
Năm 1956: Quân đội quốc gia Việt Nam
Năm 1975: Hoàng Sa thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng; Trường Sa thuộc Đồng Nai.
Nay: Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
VẬN DỤNG
CH: Sưu tầm và viết bài giới thiệu (khoảng 150 chữ) về một tuyên bố khẳng định chủ quyền biển đảo của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giải nhanh:
Biển Đông có vị trí kinh tế - chính trị quan trọng, có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm, lập trường nhất quán về quyền, chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền của Việt Nam trên các vùng biển, thềm lục địa, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và chủ trương giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình. Trước tình hình Biển Đông thời gian qua có những diễn biến rất phức tạp, các chương trình triển lãm, công bố các tư liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là việc làm quan trọng và cần thiết, cần được tiến hành thường xuyên và lâu dài.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận