Dễ hiểu giải Địa lí 6 Chân trời bài 10: Qúa trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Giải dễ hiểu bài 10: Qúa trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 6 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10: QÚA TRÌNH NỘI SUNG VÀ NGOẠI SINH. 

CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

I. Qúa trình nội sinh và ngoại sinh

Câu 1: Dựa vào nội dung trong bài và hình 10.1 em hãy cho biết

- Thế nào là quá trình nội sinh và ngoại sinh

- Bề mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a,b,c?

- Hình nào là kết quả của các quá trình ngoại sinh và hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

BÀI 10: QÚA TRÌNH NỘI SUNG VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

Giải nhanh:

QUÁ TRÌNH NỘI SINH

QUÁ TRÌNH NGOẠI SINH

Là quá trình xảy ra trong lòng đất làm di chuyển các mảng quá trình kiến tạo, nén ép các lớp đất đá hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất.

Là quá trình hình thành địa hình xảy ra trên bề mặt Trái Đất bao gồm phá hủy, vận chuyển bồi tụ được.

- Bề mặt địa hình thay đổi như sau:

a. Do sóng biển tác động, hàng ngàn năm sau làm thay đổi địa hình, làm tách rời mặt đất tạo thành các đảo nhỏ

b. Do gió tác động thổi vào các mỏm núi khiến sườn núi dần dần bị ăn mòn, biến mất

c. Do các mảng kiến tạo va chạm với nhau tạo thành các ngọn núi và núi lửa, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài trái đất

Hình a

Ngoại sinh

Hình b

Ngoại sinh

Hình c

Nội sinh

II. Các dạng địa hình chính

Câu 2: Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy:

- Kể tên một số dạng địa hình phổ biến

- Cho biết các dạng địa hình này khác nhau như thế nào về hình dáng?

- Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.

- Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng

BÀI 10: QÚA TRÌNH NỘI SUNG VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

Giải nhanh:

- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên, núi, ....

- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đình núi, sườn núi và chân núi

- Các dạng địa hình này khác nhau về hình dáng như: 

+ đồng bằng có địa hình bằng phẳng 

+ cao nguyên có các sườn dốc nhỏ

+ đồi có địa hình thấp hơn núi, là nơi tiếp nối giữa đồng bằng và núi

+ núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, cao hơn. 

- Khác nhau giữa đồng bằng cao và cao nguyên:

ĐỒNG BẰNG

CAO NGUYÊN

thấp độ cao dưới 200m, bằng phẳng, không có sườn

độ cao trên 500m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi

- Điểm khác nhau giữa núi và đồi:

NÚI

ĐỒI

Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m

Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m.Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.

III. Khoáng sản

Câu 3: Quan sát hình 10.4 và thông tin trong bài:

- Em hãy cho biết các hình a,b,c,d là khoáng sản nào?

- Những khoáng sản này có công dụng gì?

- Hãy kể tên một vài khoáng sản khác mà em biết

BÀI 10: QÚA TRÌNH NỘI SUNG VÀ NGOẠI SINH. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

Giải nhanh:

Hình a

Đá vôi

Hình c

Vàng  

Hình b

Than  

Hình d

Kim cương

- Công dụng: có ích được con người, khai thác sử dụng sản xuất và đời sống

- Một vài khoáng sản khác mà em biết như: dầu mỏ, vàng, sắt, đá vôi, thạch anh,..

B. Hướng dẫn Giải nhanh: câu hỏi luyện tập- vận dụng

I. Luyện tập

 Câu 1: Phân loại quá trình nội sinh và ngoại sinh trong quá trình hình thành địa hình bề mặt trái đất?

Giải nhanh:

NỘI SINH

NGOẠI SINH

+ Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề

+ Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình

+ Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình

Câu 2: Cho biết độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình chính

Giải nhanh:

Độ cao tuyệt đối được đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm so với mực nước biển trung bình:

Núi 

độ cao tuyệt đối trên 500 m

Cao nguyên

độ cao tuyệt đối trên 500 m

Đồi

độ cao tuyệt đối dưới 200m so với nước biển

Đồng bằng

có độ cao tuyệt đối dưới 200m

Câu 3: Tìm hiểu thông tin về hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản mà em biết?

Giải nhanh:

Việc khai thác khoáng sản nói chung và than đá nói riêng nổi lên rất nhiều vấn đề, cụ thể như sau:

- Quản lý các doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến việc thai đá bị khai thác lãng phí

- Các quy định và sự kiểm soát chưa nghiêm minh của pháp luật khiến có thực trạng các đơn vị khai thác khoáng sản chui còn rất nhiều.

- Tai nạn trong quá trình khai thác than đá ngày càng trở nên báo động. Việc chưa có đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong khai thác cũng như có quá nhiều các đơn vị khai thác không có giấy phép làm cho nhiều tai nạn thương tâm xảy ra.

- Đời sống của công nhân trong ngành than còn thấp khiến cho họ có xu hướng nghỉ việc nhiều. Gây ra việc thiếu lao động ở ngành này.

- ...

II. Vận dụng

Câu 4:  Em hãy tìm thông tin về hang Sơn Đoàng và cho biết hang Sơn Đoong là kết quả của quá trình hình thành địa hình nào?

Giải nhanh:

- Hang được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi đã bị vùi lấp, dòng nước này làm xói mòn tạo nên đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những đoạn đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, đó chính là vòm hang.

- Hang Sơn Đoong là kết quả của quá trình hình thành địa hình nội sinh

Câu 5: Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Dạng địa hình này phù hợp với những hoạt động kinh tế nào?

Giải nhanh:

Nơi em sinh sống là đồng bằng, nơi đây phù hợp cho các hoạt động kinh tế như: trồng trọt, buôn bán, công thương nghiệp, dịch vụ,...

Câu 6:  Vì sao ngày nay con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho các tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá?

Giải nhanh:

Ngày nay con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho các tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá là do  con người khai thác khoáng sản bừa bãi dẫn đến hiện tượng cạn kiệt không phục hồi lại được làm ảnh hưởng đến môi trường sống, thiên nhiên tự nhiên vốn có, chính vì thế việc sử dụng tài năng lượng thay thế cũng là 1 cách để bảo vệ môi trường, thiên nhiên,cuộc sống của chính chúng ta.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo