Đáp án tiếng Việt 3 cánh diều bài 4: Ngưỡng cửa

Đáp án bài 4: Ngưỡng cửa. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 3 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 4: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

CHIA SẺ

Câu 1: Tìm những tiếng còn thiếu trong các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và hoàn thành ô chữ

Dòng 1: Chị ngã em ........

Dòng 2: Công cha như .......... ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Dòng 3: Anh em như thể chân..........

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Dòng 4: Khôn ngoan đối......... người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Dòng 5: Đố ai đếm được........ sao

Đố ai đếm được công lao mẹ, thầy

Dòng 6: Con........ có tổ, có tông

Như cây có hội, như sông có nguồn

Dòng 7: Em thuận anh hòa là........ có phúc

Tech12h

Đáp án chuẩn:

Tech12h

Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh đậm.

Đáp án chuẩn:

Từ xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh đậm là từ GIA ĐÌNH.

BÀI ĐỌC 1: NGƯỠNG CỬA

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?

Đáp án chuẩn:

Những ngày thơ bé tập đi được bà mẹ nắm tay dắt vòng đi men.

Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?

Đáp án chuẩn:

- Bố mẹ ngày đêm "lúc nào qua cũng vội"

- “Ngọn đèn khuya bóng mẹ”

Câu 3: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa?

Đáp án chuẩn:

"Nơi bạn bè chạy tới

Thường lúc nào cũng vui"

Câu 4: Em hiểu "con đường xa tắp" ở khổ thơ 3 là gì? Chọn ý đúng

a) Đường đến trường học.

b) Đường đến nhà bạn bè.

c) Đường đến tương lai.

Đáp án chuẩn:

Đáp án c

LUYỆN TẬP

Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ dưới đây:

  • soi

  • xa tắp

  • thời tấm bé

Đáp án chuẩn:

  • soi: rọi, chiếu

  • xa tắp: xa xôi, xa tít, xa xăm,...

  • thời tấm bé: hồi nhỏ, thuở nhỏ, thuở ấu thơ, hồi bé,...

Câu 2: Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được.

Đáp án chuẩn:

Thuở nhỏ, em rất thích chơi búp bê và gấu bông với chị gái.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về gia đình.
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về gia đình

Đáp án chuẩn:

  • Sưu tầm 1: 

EM YÊU NHÀ EM

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong

 

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao rau muống cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lê

 

Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con nghe nhạc, dế mèn ngâm thơ

Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em.

Đoàn Thị Lam Luyến

  • Sưu tầm 2:

LÒNG MẸ

Có miếng ngọt, miếng ngon

Mẹ dành cho con hết

Đắng cay chỉ mẹ biết

Nhọc nhằn chỉ mẹ hay

Mẹ lo đứng, lo ngồi

Khi con đau con ốm

Mẹ như mặt trời sớm

Hôn giấc ngủ của con

Mẹ bếp lửa tối ngày

Sưởi ấm con đông tới

Mẹ là quạt mát rượi

Đuổi cái nóng mùa hè

  • Sưu tầm 3:

Gia đình em gồm có bốn người, đó là: bố, mẹ, chị gái và em. Bố em là công nhân, năm nay bố ba mươi sáu tuổi. Bố rất chăm chỉ và quan tâm tới gia đình. Mẹ em năm nay ba mươi ba tuổi. Mẹ làm nghề thợ may nên rất khéo léo và đảm đang. Chị Hoa hiện đang là học sinh lớp sáu. Chị rất gương mẫu và học giỏi. Ở nhà, chị giúp bố mẹ khá nhiều việc trong gia đình như : nấu cơm, tự giặt quần áo của mình, lau dọn nhà cửa và rửa bát… Còn em năm nay học lớp hai, em rất yêu gia đình của mình.

Câu 2:  Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
  • Cảm nghĩ của em.

Đáp án chuẩn:

Em thích bài thơ Lòng mẹ. Bài thơ là tâm sự, tìm cảm yêu thương của bạn nhỏ với mẹ của mình. Qua bài thơ em cảm nhận được sự hi sinh, vất vả và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho em.

BÀI VIẾT 1: Ôn chữ viết hoa: E, Ê

Câu 1:  Viết tên riêng: Ê – đê

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự luyện viết chính tả.

Câu 2: Viết câu: Em thuận anh hòa là nhà có phúc

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự luyện viết chính tả.

TRAO ĐỔI

Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:

a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng

Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình

Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì?

Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai?

b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường. Chọn ý đúng:

Nói năng lễ phép

Nói năng ngắn gọn

Nói thật to

Đáp án chuẩn:

a) Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.

b) Nói năng ngắn gọn.

Câu 2: Viết câu: Em thuận anh hòa là nhà có phúc

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự thực hành với bạn cùng bàn.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác