Đáp án tiếng Việt 3 cánh diều bài 16: Ở lại với chiến khu
Đáp án bài 16: Ở lại với chiến khu. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 3 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI ĐỌC 4: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ?
Đáp án chuẩn:
“Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ nhiều hơn. Các em sẽ khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?”
Câu 2: Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói?
Đáp án chuẩn:
Vì ý kiến chỉ huy đưa ra quá đột ngột khiến các chiến sĩ nhỏ lặng đi.
Câu 3: Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Các chiến sĩ nhỏ đều nhao nhao xin được ở lại, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
Câu 4: Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Khi các bạn nhỏ đồng loạt xin được ở lại trung đội dù biết sẽ phải chịu nhiều gian khổ. Bạn Mừng còn đưa ra ý kiến: "Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được." Qua đó, có thể thấy rằng, mặc dù còn nhỏ nhưng ý chí của các bạn là rất lớn.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Tìm trong lời của nhân vật Mừng một câu khiến.
Đáp án chuẩn:
“Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm...”
Câu 2: Chuyển câu "Chúng em xin ở lại" thành một câu khiến.
Đáp án chuẩn:
Trung đoàn trưởng cho chúng em ở lại nhé!
Câu 3: Tìm các bộ phận của câu ứng với mỗi cột trong bảng dưới đây:
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
Đáp án chuẩn:
Sự vật 1 | Đặc điểm | Từ so sánh | Sự vật 2 |
Tiếng hát | bùng lên | như | ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối |
GÓC SÁNG TẠO
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em.
2. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em.
Đáp án chuẩn:
Chọn đề 2:
Anh hùng Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) là một chiến sĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được biết đến nhiều qua khẩu hiệu: "Nhằm thẳng quân thù mà bắn" trong chiến tranh Việt Nam. Qua những thước phim tư liệu được xem trên ti vi, em biết được rằng ông sinh ra trong một gia đình bần nông, cha mẹ đều là nông dân nghèo, thật thà chất phác, lớn lên khi quê hương còn dày bóng quân thù, ông đã ghi tên mình vào Sổ đăng ký tòng quân đánh giặc và lên đường nhập ngũ. Ông đã anh dũng chiến đấu cùng các đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta. Em rất khâm phục sự kiên cường và ý chí quyết tâm trong chiến đấu của ông. Trong trận chiến với không quân địch, ông đã chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, bất chấp hiểm nguy và đã hy sinh anh dũng. Tiếng hô dõng dạc của ông: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!” vang trên trận địa đánh quân thù đã trở thành khẩu lệnh khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn đơn vị và trên khắp các chiến trường đánh Mỹ. Qua đó, em càng thêm khâm phục và tự hào về những người lính bộ đội cụ Hồ. Các chiến sĩ bộ đội đã và đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân thật đáng trân trọng biết bao!
Bình luận