Đáp án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương

Đáp án chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

CHỦ ĐỀ 5. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động 1: Xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng

1. Xác định các tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng trong trường hợp sau:

Trường hợp:

Xã X đang thực hhiện chiến dịch truyền thông về dịch bệnh sốt xuất huyết tại địa phương. Công tác tuyên tuyền do tổ chức Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các nhà trường lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Học sinh tham gia tuyên truyền cho gia đình và mọi người xung quanh. Cư dân trên địa bàn tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Tất cả các tổ chức, cá nhân phối hợp với nhau để hướng tới mục tiêu dập tắt dịch bệnh.

Đáp án chuẩn:

CHỦ ĐỀ 5. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

? lần lượt là: Cư dân, tổ chức, cá nhân

2. Thảo luận cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Đáp án chuẩn:

- Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng mạng lưới

- Liệt kê các việc làm cần thực hiện trong hoạt động đó

- Xác định các tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào mạng lưới quan hệ cộng đồng và vai trò của họ

- Kết nối các tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới

3. Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Xây dựng thư viện cộng đồng.

Trường hợp 2:

Tổ chức chương trình Trung thu cho các em nhỏ trên địa bàn sinh sống.

Trường hợp 3:

Giúp đỡ các bạn ở những vùng vừa trải qua thiên tai.

Trường hợp 4:

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng tránh xâm hại trẻ em.

Đáp án chuẩn:

Trường hợp 1: Xây dựng thư viện cộng đồng. Liên hệ với các cơ quan, tổ chức, và cộng đồng để đề xuất ý tưởng và thu hút người tham gia.

Trường hợp 2: Tổ chức chương trình Trung thu cho các em nhỏ trên địa bàn sinh sống. Liên hệ với các trường học, cơ quan, và các tổ chức địa phương để hỗ trợ và tổ chức chương trình.

Trường hợp 3: Giúp đỡ các bạn ở những vùng vừa trải qua thiên tai. Liên hệ với các tổ chức địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm tình nguyện để cung cấp hỗ trợ và tài trợ.

Trường hợp 4: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng tránh xâm hại trẻ em. Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, hoặc hội thảo để giáo dục cộng đồng về nguy cơ xâm hại trẻ em và cách phòng ngừa.

Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương

1. Chia sẻ về các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương mà em đã tham gia.

Đáp án chuẩn:

+ Tham gia chiến dịch làm sạch môi trường

+ Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng nông thôn

+ Tham gia vào các hoạt động từ thiện

2. Lựa chọn và lập kế hoạch tham gia một hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

Đáp án chuẩn:

+ Bước 1: Lập kế hoạch chi tiết về nội dung, hình thức, và địa điểm triển khai hoạt động.

+ Bước 2: Tổ chức các buổi tuyên truyền, giao lưu với sự tham gia của cộng đồng.

+ Bước 3: Đào tạo và huấn luyện nhóm người tham gia để chuẩn bị cho các hoạt động biểu diễn và truyền thông.

+ Bước 4: Theo dõi và đánh giá kết quả sau mỗi hoạt động để điều chỉnh và cải thiện hiệu quả của chiến dịch.

3. Chia sẻ cách em duy trì việc tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

Đáp án chuẩn:

- Giữ kết nối với mạng lưới quan hệ cộng đồng đã thiết lập

- Thiết kế mục tiêu

- Lập kế hoạch tham gia

- Theo dõi để biết những hoạt dộng phát triển cộng đồng được chia sẻ trong mạng lưới

Hoạt động 3: Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Đáp án chuẩn:

- Truyền thống yêu nước, nhân ái: chăm sóc những hoàn cảnh neo dơn,...

- Truyền thống văn hoá: tham gia các lễ hội truyền thống, hội làng,...

- Truyền thống hiếu học: sưu tầm và chia sẻ các tấm gương vượt khó, học giỏi ở địa phương,...

2. Đề xuất các việc có thể làm khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương nếu em là nhân vật trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1:

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật ở địa phương của H muốn thành lập câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống cho lứa tuổi học sinh.

Trường hợp 2:

Trường của K tổ chức quyên góp ủng hộ chương trình phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh cho trẻ em.

Trường hợp 3:

Làng nghề nơi X sinh sống đang dần bị mai một nên địa phương phát động phong trào giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.

Đáp án chuẩn:

Tình huống 1: 

+ Tổ chức các buổi học về nghệ thuật truyền thống như hát chèo, chầu văn, múa rối nước.

+ Tổ chức các buổi giao lưu, trải nghiệm để học sinh được tiếp cận và hiểu sâu hơn về nghệ thuật truyền thống.

Tình huống 2: 

+ Tổ chức các buổi gây quỹ, bán hàng từ thiện để quyên góp kinh phí cho chương trình phẫu thuật.

+ Tổ chức các hoạt động tình nguyện như thăm hỏi, giúp đỡ trẻ em và gia đình trong quá trình điều trị.

Tình huống 2: 

+ Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về kỹ năng và kỹ thuật của nghề truyền thống.

+ Thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề đến địa phương và du khách.

3. Tiếp tục tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương và chia sẻ kết quả.

Đáp án chuẩn:

- Tham gia các lớp học và khóa huấn luyện

- Tình nguyện giảng dạy hoặc hỗ trợ

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội

- Chia sẻ kết quả và trải nghiệm 

=> Đóng góp và tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương một cách có ý nghĩa và hiệu quả, đồng thời truyền cảm hứng cho cộng đồng chung quanh.

Hoạt động 4: Tiếp tục tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương và chia sẻ kết quả.

1. Chia sẻ về những vấn đề học đường hiện nay. 

Đáp án chuẩn:

- Bạo lực học đường 

- Học sinh vi phạm luật khi tham gia giao thông 

- Tệ nạn xã hội trong trường học

2. Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn để học đường. 

Đáp án chuẩn: 

Nội dung

Hình thức

Thời gian

Người phụ trách

Thực trạng và các biện pháp phòng chống bạo lực học đường

Biểu diễn tiểu phẩm, thuyết trình

Cuối tuần

Nhóm 1, 2

Xây dựng môi trường học tập an toàn, văn hoá

Toạ đàm

Cuối tuần

Nhóm 3, 4

 

3. Thực hiện kế hoạch truyền thông. 

Đáp án chuẩn:

- Rà soát các điều kiện thực hiện kế hoạch trước khi tổ chức

- Thể hiện cách giao tiếp lịch sự, phù hợp với người nghe ở các độ tuổi khác nhau

- Có biện pháp để nhận sự phản hồi của cộng đồng sau buổi truyền thông.

4. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông. 

Đáp án chuẩn:

Số lượng người tham gia:

- Số lượng học sinh tham gia: 150 người.

- Số lượng phụ huynh tham gia: 50 người.

- Số lượng thành viên cộng đồng dân cư tham gia: 30 người.

Sự hài lòng và tích cực của người tham gia:

- Hầu hết người tham gia đều cho biết rất hài lòng về nội dung truyền thông.

- Phần lớn người tham gia đã hiểu rõ hơn về bạo lực học đường và biện pháp phòng chống.

1. Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá sau

Đáp án chuẩn:

Nội dung đánh giá

Tự đánh giá

1. Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

Đạt

2. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

Tốt

3. Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

Đạt

4. Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn để học đường.

Chưa Đạt

2. Đề xuất những nội dung em cần tiếp tục rèn luyện.

Đáp án chuẩn:

- Kỹ năng lên kế hoạch truyền thông hiệu quả.

- Khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động trong cộng đồng.

- Năng lực phân tích và đánh giá kết quả của các hoạt động truyền thông.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác