Câu hỏi tự luận Tin học 8 cánh diều bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tin học 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Thông tin tìm kiếm được trên Internet có đáng tin cậy hoàn toàn không? Vì sao?

Câu 2: Những giấy tờ có giá trị pháp lí được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước là gì?

Câu 3: Theo em, đặc điểm nào của thông tin số là nổi bật nhất?

Câu 4: Thế nào là thông tin không đáng tin cậy?

Câu 5: Em hãy nêu một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không?

Câu 6: Để có thông tin đáng tin cậy phục vụ quản lí việc dạy và học, theo em nhà trường cần làm gì?

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Em hãy nêu ví dụ về một đặc điểm của thông tin số có thể là lợi thế hoặc thách thức cho người dùng.

Câu 2: Em hãy kể một số ví dụ về thông tin số và cho biết nó có ở đâu.

Câu 3: Em hãy nêu một ví dụ để thấy được tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy.

Câu 4: Theo em, tại sao ngày nay nhiều người có thói quen tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống?

Câu 5: Em hãy nêu ví dụ cụ thể cho thấy có những thông tin đáng tin cậy mang giá trị to lớn trong hoạt động kinh tế xã hội.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ở nước ta hiện nay có bao nhiêu trường trung học cơ sở? Mỗi em hãy thực hiện riêng việc tìm trên Internet và cho biết:

1) Các kết quả có giống nhau không?

2) Con số nào là đáng tin nhất? Vì sao?

Câu 2: Theo em, trong hoạt động thường xuyên hằng ngày, các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) sử dụng thông tin từ nguồn nào sau đây?

1) Từ kết quả tìm kiếm trên Internet.

2) Từ dữ liệu được thu thập và quản trị bởi các tổ chức đó.

Em hãy giải thích cho sự lựa chọn của mình.

Câu 3: Học sinh ở cuối năm học lớp 9 thường cần tìm hiểu thông tin tuyển sinh vào lớp 10. Giữa thông tin tìm được từ hai nguồn sau đây, thông tin nào là đáng tin cậy hơn:

1) Internet.

2) Thông báo chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương.

Hãy giải thích ý kiến của em.

Câu 4: Từ hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho ví dụ về việc khai thác các nguồn thông tin không đáng tin cậy có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Câu 5: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu ví dụ cụ thể cho thấy có những thông tin đáng tin cậy mang giá trị to lớn trong hoạt động kinh tế - xã hội.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Theo em, nên hay không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet? Tại sao? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2: Em hãy tự xây dựng cho mình một bộ quy tắc để tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội, tránh việc tiếp nhận và truyền bá tin tức giả?

Câu 3: Minh muốn tìm kiếm thông tin về việc khai báo tạm trú cho một người bạn nước ngoài của mình tại Việt Nam, Minh đã truy cập vào Trang thông tin điện tử Cổng dịch vụ công Bộ Công An. Em có đồng ý với cách làm của Minh hay không? Dựa vào yếu tố nào khiến em xác định được Minh đã tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy?

Câu 4: Em hãy cho ví dụ về việc khai thác các nguồn thông tin không đáng tin cậy có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội, Bài tập tự luận Tin học bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội, Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội cánh diều ôn tập tự luận, Tự luận Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội

Bình luận

Giải bài tập những môn khác