Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Kết nối bài 25: Cách viết tên người và tên địa lý nước ngoài

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 25: Cách viết tên người và tên địa lý nước ngoài. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Theo quy tắc chung, khi viết tên người và tên địa lí nước ngoài, ta làm gì với chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên?

Câu 2: Khi viết tên người nước ngoài, có thể sử dụng dấu câu hay không?

Câu 3: Có trường hợp nào tên người hoặc địa lí nước ngoài được viết giống như tên riêng trong tiếng Việt không?

Câu 4: Việc viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên riêng có ý nghĩa gì?

Câu 5: Tại sao chúng ta cần có quy tắc viết tên người và tên địa lí nước ngoài?

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Trong câu "Nước Pháp rất đẹp", từ nào là tên riêng và cần được viết hoa?

Câu 2: Những tên người sau đây chưa được viết đúng quy tắc viết hoa tên người nước ngoài. Em hãy viết lại cho đúng:

1. anbe anhxtanh viết đúng theo quy tắc chính tả là ……..

2. Crítxtian anđécxen viết đúng theo quy tắc chính tả là ……..

3. iuri gagarin viết đúng theo quy tắc chính tả là ……..

Câu 3: Hãy sắp xếp các tên riêng sau vào hai nhóm đã cho bên dưới: Tô-ki-ô, Nam Kinh, Vũ Hán, Ăng-gô-la, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy-ma-lay-a.

Các tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt

Các tên riêng không phiên âm theo âm Hán Việt

Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước nhóm có các từ viết đúng chính tả:

A. “Đức”, “Nhật Bản”, “Pháp”

B. “Đức”, “nhật Bản”, “Trung quốc”

C. “Nga”, “cam-pu-chia”, “thái lan”;

D. "Mát-xco-va", "I-Ta-ll-a", "An-gle-ri".

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Giải thích tại sao trong một số trường hợp, cách viết tên riêng của người nước ngoài có thể khác nhau tùy theo ngôn ngữ và ngữ cảnh.

Câu 2: Gạch dưới những tên riêng viết sai và sửa lại:

“Trương lục Nhượng”, “hồ Gươm”, tháp Rùa", "vịnh Hạ Long”, “Hồ Núi Cốc", “bà Trưng”, “Béc-lin”, “thái lan”, “Pháp”, “Cô-pen-ha-ghen”, “men-bơn”

Câu 3: Phân loại các từ sau thành hai nhóm: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Lép Tôn-xtôi, Công-gô, Bru-nây, Hi-ma-lay-a, Phi-đen Cát-xtơ-rô, Vla-đi-mia Vla-đi-mia-rô-vích Pu-chin.

Tên người

Tên địa lí

 

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 25: Cách viết tên người và tên, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 kết nối tri thức bài 25: Cách viết tên người và tên, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 KNTT bài 25: Cách viết tên người và tên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác