Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (bài viết số 2)

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (bài viết số 2). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em chọn cách giới thiệu như nào để bài văn kể chuyện sáng tạo được hấp dẫn?

Câu 2: Để phần thân bài được hấp dẫn, em cần làm gì?

Câu 3: Em chọn cách kết bài như nào để bài viết của mình được ấn tượng?

Câu 4: Nêu những điều cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu: 

Bài văn 1:

Hôm nay, trong giờ Tiếng Việt, em đã được học bài đọc “Thanh âm của gió”. Em rất ấn tượng với trò chơi mà bạn Bống nghĩ ra và cũng cảm nhận được sự thích thú của các bạn nhỏ khi chơi trò chơi này.

Mỗi bạn nghe được một âm thanh của gió khác nhau. Ai cũng mải mê chơi trò này cho đến tận lúc lùa trâu về. Tối đó, hai anh em Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bống bảo:

Bố thấy trò chơi này có vui không ạ? Các anh chị đều rất thích trò chơi này của con đấy ạ.

Sau khi nghe xong, bố Bống bảo mới nghe hai anh em kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố Bống còn nói nhất định sáng mai sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.

Câu chuyện giúp em hình dung một khung cảnh làng quê thật yên bình và những kỉ niệm tuổi thơ thật trong trẻo, hồn nhiên của các bạn nhỏ. Những kí ức trong trẻo này có lẽ sẽ theo các bạn ấy mãi mãi, không bao giờ quên.

(Theo Hồng Thảo)

Bài văn 2: 

Chào các bạn. Mình là Bống. Mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện vui của mình và lũ bạn khi lắng nghe âm thanh của gió.

Buổi chiều, khi đàn trâu no cỏ đầm mình dưới sông, mình đã thử bịt tai để nghe âm thanh của gió và thấy tiếng gió lạ lắm. Sau đó, cả lũ lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai để lắng nghe tiếng gió thổi. Mỗi đứa chúng mình nghe thấy một âm thanh. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Chiều đã muộn, chúng mình lùa trâu trở về nhà nhưng tay vẫn bịt tai để lắng nghe tiếng gió thổi.

Về đến nhà, mình khoe với bố về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió, bố thích lắm. Bố hẹn chúng mình ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là đêm đó, mình tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió ấy cứ lao xao đưa mình vào giấc ngủ.

(Theo Mai Liên)

Câu 1: Trong bài văn thứ nhất, bạn nhỏ đã thêm yếu tố nào vào để sáng tạo câu chuyện? 

Câu 2: Bài văn thứ nhất có bố cục mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? Phần nào còn thiếu và cần bổ sung thêm

Câu 3: Ở bài văn thứ hai, câu chuyện được kể sáng tạo bằng cách nào?

Câu 4: Bài văn thứ 2 có mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần?

III. VẬN DỤNG (01 CÂU)

Câu 1: Em hãy viết bài văn kể chuyện sáng tạo truyện cổ tích “Cây khế” với những chi tiết sáng tạo.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 CTST bài 8: Viết bài văn kể chuyện sáng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác