Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Chân trời bài 5: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Ta có thể liên kết các câu trong đoạn văn bằng từ ngữ nối như thế nào?

Câu 2: Việc sử dụng kết từ và từ ngữ nối có tác dụng gì?

Câu 3: Chỉ ra từ ngữ nối được sử dụng trong câu văn sau:

Chú Gà Trống Rừng có tiếng gáy rất hay nên ai cũng thích nghe. Thế nhưng, lão Hổ Vằn lại không thích tiếng gáy đó một chút nào.

Câu 4: Chỉ ra từ ngữ nối được sử dụng trong câu văn sau:

Một hôm, chim Gõ Kiến đến chơi nhà chị Công... Gõ Kiến lại đến chơi nhà Sáo Sậu. Cuối cùng, Gõ Kiến lại đến nhà Gà.

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1: Chọn từ ngữ nối thích hợp (Rồi hoặc Trái lại, Vì vậy, Thế mà) điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong mỗi đoạn sau:

a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. ..............chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.

b) Đi chăn trâu về, chạy đến đống ngô vừa bẻ, chọn những bắp bánh tẻ thật ưng ý. Kiếm cái dùi sắt, dùi vào bắp ngô, lùi vào bếp nấu cơm của mẹ của chị. .............. vừa chờ ngô chín, nghe tiếng nổ lép bép trong than, nước miếng đã tứa ra.

c) Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ..............., chúng ta cần bảo vệ nó

d) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. ............, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.

Câu 2: Tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn trích sau, nói rõ từ ngữ này nối kết những nội dung gì với nhau:

Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trước. Thậm chí, đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. 

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. 

(Hồ Chí Minh)

Câu 3: Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu:

Hưng Tồ nhảy đầu tiên, nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Tiếp theo, Dũng béo đã nhảy qua hố, ............ chân bị nún sau vào đất mềm, được các bạn “nhổ” lên. ........... là Tuấn Sứt từng thi nhảy xa cấp huyện, cậu ta nhảy qua hố như con mèo, rồi vắt chân chữ ngũ chờ nhận giải.

Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn: Còn, Thì, Rồi

Những tia nắng đầu tiên của ngày mới đã chiếu vào tổ chim. Mấy chú chim nhỏ bắt đầu tỉnh giấc. Chim bố chim mẹ khẽ đáp lời chào của con. .......... chúng mới bay đi kiếm mồi. ............... những chú chim nhỏ thì ngoan ngoãn chờ bố mẹ về.

Câu 5: Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng rồi điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

Sáng nay, trường em sẽ tổ chức buổi dọn vệ sinh trường lớp trước khi nghỉ hè. ............., em không mang cặp sách đến trường.

Câu 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng rồi điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn: Cuối cùng, Đầu tiên, Tiếp theo, Sau đó

Sau khi nhận đề bài từ cô giáo, em liền bắt tay vào làm bài. .................. em đọc kĩ một lượt toàn bộ đề bài và suy nghĩ cách làm. ................. em chọn những câu dễ để làm trước. ................. mới làm đến các câu khó hơn. .................... em đọc lại toàn bộ bài làm để kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ trước khi nộp bài.

III. VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống, để tạo sự liên kết giữa các câu.

Trước sân, cây mai vàng đã bắt đầu nở những đóa hoa đầu tiên. ............ những khóm hồng nhung thì vẫn còn e ấp nụ.

Câu 2: Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống, để tạo sự liên kết giữa các câu.

Ở miền Bắc, người ta thường gói bánh chưng vào dịp Tết. ............ miền Nam thì thường gói bánh đòn, bánh tét. ............., dù có hình dáng như thế nào thì đó đều là các món bánh truyền thống, giàu ý nghĩa và thơm ngon.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Liên kết các câu trong đoạn, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 5: Liên kết các câu trong đoạn, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 CTST bài 5: Liên kết các câu trong đoạn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác