Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày một số hiểu biết của em về văn bản (tác giả, thể loại,…).

Câu 2: Hãy trình bày một vài thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

Câu 3: Hãy tóm tắt nội dung của văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (khoảng 15 đến 20 dòng).

Câu 4: Hãy cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào và hãy cho biết một số thông tin lịch sử về Trần Quốc Toản.

Câu 5: Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu mà em khái quát như vậy.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

 Câu 2: Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?

Câu 3: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

Câu 3: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

Câu 4: Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác ngoài nhân vật vua Thiệu Bảo?

Câu 5: Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử có đặc điểm gì?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.

Câu 2: Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.

Câu 3: Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Đây là một câu hỏi mở, hãy phát triển dựa theo hiểu biết và quan điểm của bản thân. Đoạn văn dưới đây là có thể là một gợi ý.

Trong truyện của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trong lời thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như trong thực tế lịch sử, Trần Quốc Toản hiện lên là một người tuy trẻ tuổi nhưng đã hiểu được trách nhiệm cần có của bản thân và sẵn sàng dấn thân vì Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, tuy đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất và chúng ta được hưởng nền hoà bình độc lập nhưng tình hình thế giới cho chúng ta thấy rằng chiến tranh vẫn có thể bùng phát bất cứ lúc nào và chúng ta luôn phải sẵn sàng. Hơn nữa, vấn đề này thực sự cũng chỉ là an ninh truyền thống, hiện nay còn nhiều chúng ta còn rất nhiều thứ liên quan đến an ninh phi truyền thống khác mà chúng ta đang phải đối mặt. Kế đến, nói về đóng góp của thanh niên cho sự phát triển của đất nước, chúng ta có thể hình dung được điều đó qua sự phát triển của xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ của nước ta so với thế giới. Chúng ta đang sống một cuộc sống tốt hơn nhưng không có nghĩa là chúng ta không cần phải cố gắng nữa. Cả thế giới đang nỗ lực, đặc biệt là người dân ở các nước phát triển, thế nên không có lí do gì một nước đang phát triển như Việt Nam mà người dân lại không cần cố gắng nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước. Đối với thế hệ học sinh, những người làm chủ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải trau dồi thật tốt kiến thức, kĩ năng, tránh sa vào những điều vô bổ, không vì là trẻ tuổi mà không quyết tâm, không đóng góp.

Câu 2: “Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng nào đó.” Hãy chứng minh điều này qua văn bản và qua hiểu biết của em.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 kết nối bài 1, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 kết nối bài 1, Bài tập mở rộng Ngữ văn 8 KNTT bài 1 Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác