Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác ngoài nhân vật vua Thiệu Bảo?
Câu 4: Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác ngoài nhân vật vua Thiệu Bảo?
Với nhân vật người chú Chiêu Thành Vương:
- Quốc Toản có lối suy nghĩ mới, hiện đại: đất nước lâm nguy thì người trẻ cũng phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc: “Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo.”
- Quốc Toản luôn lấy chính nghĩa làm đầu, sẵn sàng liều chết để làm điều mình cho là đúng: “Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời”.
- Sự căm phẫn với những kẻ có suy nghĩ hèn kém: “Ai chủ hoà? Ai chủ hoà? Cho nó mượn đường ư? Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc của nó đấy sao? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao mà lại bàn thế?
Với các nhân vật lính canh:
- Quốc Toản quyết tâm đoạt được điều mà mình mong muốn dù điều đó vượt khuôn phép: “Không buông ra, ta chém!”, “Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!”.
Với các nhân vật người nhà:
- “Ta đã tâu với quan gia cho đánh. Quan gia ban cho ta quả cam này. Ơn vua lộc nước, ta đem về để biếu mẫu thân.” Tuỳ quan điểm của em, câu nói này có thể cho thấy Quốc Toản là một người biết nói dối, biết “uốn lưỡi” hoặc là một người biết xử lí tình huống khôn khéo.
Bình luận