Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.


Có thể kể ra một vài trường hợp, ví dụ như:

  • Đoạn quan lại tề tựu ở thuyền ngự: “Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!”
  • Đoạn Quốc Toản đứng ngoài nhìn mọi người bàn chuyện: “Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi!”
  • Đoạn Quốc Toản suy nghĩ về việc vua cho mời các bô lão: “Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ sao?”

Tác dụng: Truyện được kể bằng ngôi thứ ba, cách kể này không làm bộc lộ rõ được tâm trạng của nhân vật nên việc tác giả đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín là nhằm xử lí vấn đề đó.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác