Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.

Câu 2: Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng.


- Về ngôn từ, ta có thấy rất nhiều từ ngữ cổ xưa, thường dùng trong các truyện, phim thời phong kiến nhưng lại ít dùng trong thời đại ngày nay. Có thể kể ra như: Vương, Hầu, ngự, đấng thiên tử, nghi trượng, quan gia, quốc thể, phép tắc, thần tử, giang sơn, giả đồ diệt Quắc, chiêu binh mãi mã,…

- Về lời nói nhân vật, đặc biệt là lời nói giữa Trần Quốc Toản với lính canh, với vua, với chú mình, ta thấy rằng lời thể hiện tính tôn ti, thể hiện vua có quyền lực tối cao. Có thể kể ra như: “Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo lệnh thượng.”, “Nhưng ra ngoài là việc nước, có tôn ti, có phép tắc, không thể coi thường. Cháu tự tiện đến đây đã là không phải, lại gây sự với quân Thánh Dực, đấy là tội chết.”, “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.”,…

- Tác dụng: Ngôn ngữ trong truyện nhờ đó mới có thể đảm bảo tính thời đại, thể hiện đặc trưng, vị thế xã hội của nhân vật.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác