Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 4: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 4: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Lời tiễn dặn (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện thơ dân gian của dân tộc thiểu số.

Câu 3: Hãy tóm tắt nội dung văn bản.

Câu 4: Lời kể trong đoạn trích là lời của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Câu 5: Hãy nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai (và của cô gái – qua sự mô tả của chàng trai) trên đường tiễn dặn (phần 1).

Câu 2: Phân tích cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu.

Câu 3: Hãy cho biết diễn biến tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng. Những câu thơ nào thể hiện tâm trạng, tình cảm đó?

Câu 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện nỗi đau khổ của cô gái trong đoạn trích và giải thích nguyên nhân của nỗi đau khổ đó.

Câu 5: Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Trong phần 1 của đoạn trích (từ "Quảy gánh qua đồng rộng" đến "khi goá bụa về già"), chàng trai đã dặn cô gái những gì? Hãy so sánh những lời dặn dò ở phần 2 (sau khi bị người chồng hành hạ) với những lời dặn dò ở phần 1 của đoạn trích.

Câu 2: Tại sao có thể nói những lời tiễn dặn tha thiết của chàng trai trong truyện chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái xưa?

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh, những cách ví von nào trong đoạn trích thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái, đồng thời thể hiện rõ màu sắc dân tộc của người Thái?

Câu 2: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có đoạn diễn tả tâm trạng Kim Trọng trở lại vườn Thuý, khi người yêu đã phải bán mình chuộc cha:

Vật mình vẫy gió tuôn mưa,

Dầm để giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.

Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê...

Em hãy so sánh lối diễn tả tâm trạng Kim Trọng trong Truyện Kiều với lối diễn tả tâm trạng chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn (hình ảnh so sánh, hành động của hai nhân vật) để thấy nét đặc sắc khác nhau giữa truyện thơ bác học với truyện thơ dân gian.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 4: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái), Bài tập tự luận Ngữ văn bài 4: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái), Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái), Tự luận Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân tộc Thái)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác