Câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 4: Bảo vệ lẽ phải. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1. Thế nào là lẽ phải? Thế nào là bảo vệ lẽ phải?

Câu 2. Bảo vệ lẽ phải được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống như thế nào?

Câu 3. Em hãy nêu 2 hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống.

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1. Em hãy kể những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội

Câu 2. Em hãy sữu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc bảo vệ lẽ phải.

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau và giải thích vì sao?

Trong các cuộc tranh luận của các bạn cùng lớp, em sẽ:

a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình làm theo.
c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Câu 2. Giả sử em được người khác góp ý về những khuyết điểm của bản thân. Em sẽ có thái độ và cách cư xử như thế nào?

Câu 3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng.

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải nghe theo.

Câu 4. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết bảo vệ lẽ phải?

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao?

a) Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
b) Xa lánh không chơi với bạn.
c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Câu 2. Vì không có tiền để chơi điện tử nên Đ đã lấy trộm tiền của một nhà hàng xóm và bị T bắt gặp. Đ đe dọa T nếu nói chuyện này với người khác sẽ bị ăn đòn. Nếu là T, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên.

Câu 3. Đánh dấu X vào cột phù hợp với ý kiến của em và giải thích lí do tại sao?

Stt

Hành vi, việc làm

Ý kiến của em

Lí do

Đúng

Sai

1

Nam chỉ làm những việc mà bản thân cảm thấy thích, khi các bạn góp ý, Nam tỏ thái độ khó chịu và không chơi với các bạn đó nữa

 

 

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

2

Hân chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của đám đông.

 

 

...........................................

...........................................

3

Hoa và Mai là bạn thân nên mỗi khi Mai mắc khuyết điểm, Hoa tìm mọi cách để bảo vệ cho Mai.

 

 

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

4

Khi được bản bè chỉ ra khuyết điểm, Trung luôn vui vẻ tiếp thu và khắc phục khuyết điểm

 

 

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

5

Thành luôn phản đối những ý kiến không giống mình

 

 

...........................................

...........................................

...........................................

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: bài 4 Bảo vệ lẽ phải, Bài tập tự luận Công dân bài 4 Bảo vệ lẽ phải, sáng tạo 8 kết nối tri thức, Bảo vệ lẽ phải kết nối ôn tâp tự luận, Tự luận Bảo vệ lẽ phải

Bình luận

Giải bài tập những môn khác