Câu hỏi tự luận Công dân 8 cánh diều bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu) 

Câu 1. Em hãy cho biết khái niệm của kế hoạch chi tiêu là gì? 

Câu 2: Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu. 

Câu 3. Lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?

Câu 4: Em hãy đọc các nhận định sau đây:

  1. Mỗi người đều nên thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho bản thân. 
  2. Việc lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người có mức thu nhập bấp bênh. 

Em hãy cho biết từng nhận định trên là đúng hay sai. Giải thích lí do. 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1. Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân? 

Câu 2. Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

  1. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
  2. Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.
  3. Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
  4. Chỉ những người có ít tiền mới cần lập kế hoạch chi tiêu. 

Câu 3. Theo em chỉ chọn những món đồ có giá rẻ có phải là cách tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu đã đề ra. 

- Việc mua đồ giá rẻ không phải cách tốt nhất để thực hiện kế hoạch chi tiêu nhưng nếu cứ chỉ chú ý mua đồ giá rẻ có thể mua phải các đồ dùng không tốt cho sức khỏe. 

Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào sau đây: 

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

a. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.

  

b. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí.

  

c. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu.

  

d. Kế hoạch chi tiêu giúp kinh tế gia đình của chúng ta trở nên giàu mạnh hơn. 

  

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

Câu 2. M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lí được các việc phát sinh?

Câu 3. Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?

Câu 4: N muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà N đang có chưa đủ. Theo em, N có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu) 

Câu 1. Sắp tới là sinh nhật mẹ H, bản thân có tiết kiệm được một 500.000 đồng từ phần thưởng học bổng của học kì trước. H muốn mua bánh sinh nhật và quà tặng mẹ. Em hãy giúp H lập kế hoạch chi tiêu để vừa có thể tặng quà sinh nhật cho mẹ mà vẫn đảm bảo được các khoản chi tiêu có thể phát sinh trong những ngày trước sinh nhật của mẹ?

Câu 2. M tiết kiệm được một số tiền từ khoản chi tiêu hàng ngày mà bố mẹ cho em, em dự tính sẽ để mua chiếc áo mà em hằng mong ước. Nhưng ở trường, để chuẩn bị cho kì thi cuối kì, nhà trường có bán ra bộ sách ôn tập cho học sinh. M vừa muốn mua sách vừa muốn mua áo mà số tiền em có lại hạn chế. M nên làm gì trong tình huống này? 

Câu 3. Em thấy trong cửa hàng bày bán chiếc áo len rất đẹp, em muốn mua nhưng trong túi lại chỉ có đủ số tiền mà mẹ cho để nộp tiền học phí. Em sẽ làm thế nào khi ở trong tình huống này?

Câu 4: H và K là đôi bạn thân. Thấy H hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm để có tiền mua sách vở, quà sinh nhật tặng người thân, đóng học phí lớp bồi dưỡng Tin học, K góp ý với bạn: “Sao lúc nào cậu cũng bận tâm lo tiết kiệm tiền vậy? Mình là học sinh thì chỉ nên tập trung vào việc học tập". Nếu là H, em sẽ giải thích với K như thế nào?

Câu 5: Bố đi làm xa, mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà và chăm sóc em gái đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm, ra quán ăn và mua thêm mấy món ăn vặt khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. T chợt thấy lo lắng, nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3 - 4 ngày là hết số tiền mẹ cho. Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu như thế nào trong những ngày tiếp theo?

Câu 6: Mặc dù máy nghe nhạc của H còn sử dụng tốt nhưng đợt vừa rồi bạn của H là P được bố mua cho một chiếc máy nghe nhạc đời mới rất đẹp, H thầm nghĩ nếu mình có chiếc máy nghe nhạc đó thì sẽ rất thời thượng. H cứ một mực đòi mẹ mua cho, mẹ có nói đợt này còn phải đóng tiền học cho nên để dịp khác, nhưng H giận dỗi và cảm thấy bố mẹ không thương mình. Theo em, suy nghĩ chạy theo đồ mới của bạn H sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch chi tiêu trong tương lai của bạn như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu, Bài tập tự luận Công dân bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu, Lập kế hoạch chi tiêu cánh diều ôn tập tự luận, Tự luận Lập kế hoạch chi tiêu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác