6. Bài học về cách ghi chép chỉ tiêu
Một số người cảm thấy lập kế hoạch chi tiêu và rèn luyện thói quen chỉ tiêu hợp lí quả thực rất khó khăn vì chúng ta có rất nhiều thử cần đến tiền Nhưng nếu không học cách lập kế hoạch để quản lý thu, chỉ của bản thân thì cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, chúng ta cũng không thể đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Đối với các em học sinh, nếu chi tiêu không hợp lí thì dù bố mẹ, người thân cho bao nhiêu tiền cũng khó có thể tiết kiệm. Không học cách chi tiêu, các em cũng không biết được đồng tiền bố mẹ, người thân làm ra vất vả như thế nào. Vì vậy, học cách chi tiêu và rèn luyện thói quen ghi chép chi tiêu là cần thiết với mỗi người.
Chúng ta có thể ghi chép chi tiêu bằng số tay hoặc vở. Đây chính là cách ghi chép chi tiêu hằng ngày đơn giản nhất mà mỗi học sinh có thể thực hiện. Cuốn số chi tiêu được chia thành các cột ngày, hạng mục chỉ tiêu, số tiền chi dự tính, số tiền chỉ thực tế,... Mỗi học sinh cũng có thể tự ghi chép theo những cách phù hợp và dễ theo dõi nhất với bản thân. Từ nhật kí chỉ tiêu đó, các em có thể hiểu rõ thói quen chi tiêu của mình trong tháng, tổng kết xem minh đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu. Các em hãy phân chia thu nhập của mình vào các hạng mục (nhu cầu thiết yếu, giai trí, tiết kiệm, cho đi,...) theo tỉ lệ phần trăm phù hợp, đối chiếu với thói quen chỉ tiêu để biết mình phân chia quá ít hay quả nhiều cho một khoản nào đó hay không.
Đôi khi, số tiền thực chỉ của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi và đối chiếu số tiền dự tính và số tiền chỉ thực tế sau mỗi tháng để có cái nhìn chi tiết về cách chi tiêu trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.
a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết ý nghĩa của việc ghi chép chi tiêu đối với việc rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí.
b) Em hãy thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu theo gợi ý trong thông tin trên và hướng dẫn cách sử dụng cuốn tay đó.
Bình luận