Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng. Cách tổ chức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học.
1. Chất
- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
- Ví dụ:
- Thuộc tính của đường là ngọt
- Thuộc tính của muối là mặn
2. Lượng
- Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật, hiện tượng, biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng ( ít, nhiều)….của sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ:
- Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m
- Diện tích tòa nhà: 8000m2.
=> Như vậy: Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
- Trong một sự vật, hiện tượng biến đổi trước (biến đổi dần dần, từ từ (tiệm tiến)).
- Khi sự biến đổi đạt tới một giới hạn nhất định thì làm cho chất biến đổi.
- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất và sự vật và hiện tượng gọi là độ.
- Điểm giới hạn mà tại đó có sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là điểm nút.
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng
- Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng.
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng phù hợp. Vì vậy, khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng.
=> Kết luận: Sự biến đổi không ngừng về lượng của sự vật và hiện tượng dẫn đến sự biến đổi về chất của chúng. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước.
=> Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bình luận