Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Đời sống xã hội gồm hai lĩnh vực là đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Triết học Mác - Lê Nin hiểu đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội...Để hiểu rõ hơn, mời các bạn đến với bài học ngay dưới đây.

Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Tồn tại xã hội

  • Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và điều kiện  sinh hoạt vật chất của xã hội. 

a. Môi trường tự nhiên

  • Bao gồm: Điều kiện địa lí, của cải tự nhiên và nguồn năng lượng
  • Vai trò của môi trường tự nhiên:
    • Là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển xã hội.
    • Con người tác động vào giới tự nhiên theo hai hướng: Tích cực và tiêu cực
    • Sự khai thác môi trường tự nhiên phụ thuộc vào ý thức của con người: Đúng quy luật tự nhiên hay trái với quy luật tự nhiên

b. Dân số

  • Là số dân trong một hoàn cảnh địa lí nhất định
  • Dân số là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại xã hội
  • Tốc độ phát triển dân số nhanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của đất nước.

c. Phương thức sản xuất

  • Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.
  • Câu trúc: Bao gồm 2 yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
    • Lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và  người sử dụng tư liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất.
    • Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối.
  • Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    • Trong quá trình phát triển của PTSX, LLSX là mặt luôn phát triển, QHSX thay đổi chậm hơn.
    • Mâu thuẫn xảy ra khi LLSX phát triển và QHSX cũ không còn phù hợp với nó.

=> Giải quyết mâu thuẫn là sự chấm dứt PTSX đã lỗi thời và thay thế bằng PTSX mới. PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX.

2. Ý thức xã hội:

a. Ý  thức xã hội là gì?

  • Là sự phản ánh tồn tại xã hội bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học.

b. Hai cấp độ của ý thức xã hội

  • Tâm lí xã hội
    • Toàn bộ những tâm thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hằng ngày, chủ yếu mang tính chất kinh nghiệm chưa được khái quát thành lý luận.
  • Hệ tư tưởng
    • Là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành học thuyết về chính trị, pháp quyền. Được hình thành một cách tự giác.

3. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

  • Tồn tại xã hội là cái có trước, quyết định ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội

b. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

  • Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong những hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?

Câu 2: Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?

Câu 3: Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?

a) Đi-đờ-rô (1713 - 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sồng hiện thực của con người mà thôi.

b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.

c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội.

d) Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.

d) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác