Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài học " một số phạm trù cơ bản của đạo đức". Thông qua đó, các bạn sẽ hiểu được đó bao gồm những phạm trù nào và từ đó biết được bản thân mình cần phải làm gì và có nghĩa vụ như thế nào? Bây giờ chúng ta cùng đến với bài học

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

A. Kiến thức trọng tâm

1. Nghĩa vụ:

a. Nghĩa vụ là gì?

  • Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
  • Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân

b. Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay

  • Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp.
  • Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội…
  • Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo
  • Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Lương tâm

a. Lương tâm là gì?

  • Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội
  • Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân

b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?

  • Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ…
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện…
  • Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người…

3. Nhân phẩm và danh dự

a. Nhân phẩm là gì ?

  • Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

b. Danh dự

  • Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

4. Hạnh phúc

a. Hạnh phúc là gì?

  • Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội

  • Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội
  • Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu
  • Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội
  • Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người
  • Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau
  • Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?

Câu 2: Vì sao người có tâm trong xã hội lại được đánh giá cao?

Câu 3: Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

Câu 4: Phân biệt tự trọng và tự ái?

Câu 5: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?

Câu 6: Theo em, hạnh phúc của học sinh trung học là gì?

Câu 7: Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác