Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Con người ai cũng muốn sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để làm được như vậy, mỗi người cần phải biết tự hoàn thiện bản thân. Vậy hoàn thiện như thế nào chúng ta cùng đến với bài học cuối cùng của môn giáo dục công dân lớp 10 bài " tự hoàn thiện bản thân".
A. Kiến thức trọng tâm
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân
- Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân
- Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, đểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm.
- Để ngày càng tiến bộ cần:
- Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân
- Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.
2. Tự hoàn thiện bản thân
- Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.
- Vì sao tự hoàn thiện bản thân?
- Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng
- Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
- Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a. Yêu cầu chung
- Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức.
- Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè, xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
b. Học sinh cần làm gì?
- Tự nhận thức đúng bản thân
- Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện
- Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện
- Xác định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện
- Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy
Bình luận