Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P3)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Tự cao, tự đại.
  • B. Tự tin vào bản thân.
  • C. Rèn luyện sức khỏe.
  • D. Ham hỏi hỏi.

Câu 2: Không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn là biểu hiện của

  • A. tự phê bình về bản thân.
  • B. tự nhận xét về bản thân,
  • C. tự nhận thức về bản thân.
  • D. tự hoàn thiện bản thân.

Câu 3: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của con người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân:

  • A. Có cuộc sống tốt đẹp.
  • B. ngày một văn minh tiến bộ.
  • C. ngày một khôn lớn hơn.
  • D. ngày một phát triển tốt hơn

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.
  • B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
  • C. Học thầy không tày học bạn.
  • D. Học đi đôi với hành.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của việc tự nhận thức bản thân?

  • A. Hiểu rõ bản thân.
  • B. Biết mọi điều.?
  • C. Tiến tới thành công.
  • D. Tự tin hơn.

Câu 6: Biết nhìn nhận đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm điểm mạnh, điểm yếu... của bản thân gọi là:

  • A. tự phê bình về bản thân.
  • B. tự nhận xét về bản thân.
  • C. tự nhận thức về bản thân.
  • D. tự hoàn thiện bản thân.

Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây là tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Học nấu ăn.
  • B. Học hút thuốc lá.
  • C. Tham gia đua xe.
  • D. Không làm bài tập về nhà.

Câu 8: Việc làm nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Mở rộng sản xuất, kinh doanh.
  • B. Khắc phục tật nói ngọng.
  • C. Chăm chỉ học tiếng Anh.
  • D. Luyện viết chữ đẹp.

Câu 9: Điều quan trọng nhất để tự hoàn thiện bản thân là:

  • A. Tìm kiếm sự giúp đỡ
  • B. Xác định thuận lợi đã có
  • C. Sở trường của bản thân
  • D. Tự nhận thức bản thân

Câu 10: Ý kiến nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức bản thân?

  • A. Hiểu đúng bản thân mới có lựa chọn chính xác.
  • B. Tự đánh giá quá cao sẽ mắc sai lầm.
  • C. Tự nhận thức bản thân là điều không dễ.
  • D. Bản thân không cần phải tự đánh giá.

Câu 11: Mỗi người không ngừng tự hoàn thiện bản thân là nhằm

  • A. trở nên giàu có.
  • B. được mọi người tôn trọng.
  • C. làm hài lòng tất cả mọi người. 
  • D. đáp ứng những đòi hỏi của xã hội,

Câu 12: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Tự hoàn thiện bản thân phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
  • B. Tự hoàn thiện bản thân là việc cần thiết nhưng không dễ dàng.
  • C. Tự hoàn thiện bản thân không làm mất đi bản sắc riêng của mình.
  • D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

Câu 13: Câu nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?

  • A. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo.
  • B. Tức nước vỡ bờ.
  • C. Ăn cây táo, rào cây sung.
  • D. Nhìn mặt bắt hình dong.

Câu 14: Tự khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiên bộ hơn là biểu hiện

  • A. tự phê bình về bản thân.
  • B. tự hoàn thiện bản thân.
  • C. tự nhận thức về bản thân.
  • D. tự nhận xét về bản thân.

Câu 15: Không ngừng hoàn thiện bản thân có ý nghĩa đối với

  • A. trẻ em.
  • B. người lớn.
  • C. học sinh.
  • D. tất cả mọi người

Câu 16: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân?

  • A. Cần có sự giúp đỡ của người thân.
  • B. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
  • C. Việc nhận thức đúng bản thân không dễ dàng.
  • D. Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.

Câu 17: Sau khi tốt nghiệp đại học, nhờ giỏi giang, thông thạo ngoại ngữ lại năng động nên K đã giúp công ty B kí được nhiều hợp đồng bán hàng có giá trị. Ngoài những khoản tiền thưởng K còn luôn nhận được những lời khen và động viên từ lãnh đạo công ty. Trước những thành công của K, một số đồng nghiệp cùng phòng của công ty tỏ ra không thiện cảm với cô. Họ luôn tìm cách nói xấu cô, bảo cô là ngựa non háu đá. Hành vi của các đồng nghiệp K thể hiện:

  • A. Hiếu thắng, hiếu chiến
  • B. Khắt khe với người khác
  • C. Luôn tự lập và tự chủ
  • D. Lòng ganh ghét và đố kị

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác