Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
- A. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết.
C. Bổ sung cho chất những nhân tô mới.
- D. Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng.
Câu 2: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó
- A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra
- B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật
C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.
- D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng
Câu 3: Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Chật tồn tại ngoài lượng.
- B. Chất và lượng có tính quy định khách quan.
- C. Chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng.
- D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
- A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.
- B. Lượng biến đổi trước, chất biến đổi sau.
- C. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.
D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 5: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là
- A. Độ và điểm nút
- B. Điểm nút và bước nhảy
C. Chất và lượng
- D. Bản chất và hiện tượng.
Câu 6: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải
- A. tạo ra sự biến đổi về lượng
B. tích luỹ dần dần về lượng
- C. tạo ra chất mới tương ứng
- D. làm cho chất mới ra đời
Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là sai?
- A. Không thể có chất tồn tại ngoài lượng,
B. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng.
- C. Thuộc tính vốn có của sự vật là những đặc tính vốn có của sự vật.
- D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.
Câu 8: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ
- A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng
B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
- C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng
- D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng
Câu 9: Để phân biệt sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác thì phải dựa vào
A. chất của sự vật và hiện tượng.
- B. lượng của sự vật và hiện tượng.
- C. số lượng sự vật và hiện tượng.
- D. quy mô sự vật và hiện tượng.
Câu 10: Giữa chất và lượng có điểm nào giống nhau?
A. Là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng.
- B. Biểu thị trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng.
- C. Biểu thị tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng.
- D. Phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
Câu 11: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
- A. Lượng
B. Chất
- C. Độ
- D. Điểm nút
Câu 12: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm
- A. Lượng
- B. Hợp chất
C. Chất
- D. Độ
Câu 13: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn?
- A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng
B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm
- C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh
- D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 14: Câu nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi và lượng dẫn đến sự biến đối về chất?
A. Nước chảy đá mòn
- B. Chín quá hoá nẫu
- C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- D. Có công mài sắt, có ngày nên kim,
Câu 15: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
- A. Độ
- B. Lượng
- C. Bước nhảy
D. Điểm nút.
Câu 16: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
- A. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ
- B. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng
- C. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng
D. Lượng biến đổi dần dần, chất biến đổi nhanh chóng
Câu 17: Chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong:
- A. một số sự vật, hiện tượng
B. cùng một sự vật, hiện tượng,
- C. hai sự vật, hiện tượng khác loại
- D. hai sự vật, hiện tượng cùng loại
Câu 18: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó
- A. Các sự vật thay đổi
B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất
- C. Lượng mới ra đời
- D. Sự vật mới hình thành, phát triển.
Câu 19: Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi nói sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện?
- A. Coi thường việc nhỏ.
- B. Đốt cháy giai đoạn.
C. Kiên trì nhẫn nại trong học tập.
- D. Cái dễ thì không cần phải học tập.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
- A. Do sự phủ định biện chứng
- B. Do sự vận động của vật chất
- C. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
D. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
Câu 21: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì
- A. Sự vật thay đổi
- B. Lượng mới hình thành
C. Chất mới ra đời
- D. Sự vật phát triển
Câu 22: Câu nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi và lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?
- A. Góp gió thành bão.
- B. Năng nhặt chặt bị.
C. Chị ngã em nâng.
- D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
Câu 23: Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thuộc quy luật
- A. tự nhiên.
- B. phủ định.
- C. mâu thuẫn.
D. lượng đổi dẫn đến chất đổi
Câu 24: Điều kiện để chất mới ra đời là gì?
- A. Tăng lượng liên tục
- B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép
C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút
- D. Lượng biến đổi nhanh chóng
Bình luận