Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả là

  • A. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
  • B. sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn. .
  • C. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.
  • D. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.

Câu 2: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

  • A. Mâu thuẫn      
  • B. Xung đột
  • C. Phát triển      
  • D. Vận động.

Câu 3: Khẳng định nào đưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học?

  • A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
  • B. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
  • C. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
  • D. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

Câu 4: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

  • A. Liên tục đấu tranh với nhau
  • B. Thống nhất biện chứng với nhau
  • C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau
  • D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 5: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

  • A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập
  • B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập
  • C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
  • D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 6: Mâu thuần cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới là kết quả

  • A. bài trừ nhau.
  • B. xung đột, tiêu diệt nhau.
  • C. đấu tranh giữa các mặt đôi lập.
  • D. thống nhất giữa các mặt đôi lập.

Câu 7: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

  • A. Khác nhau
  • B. Trái ngược nhau
  • C. Xung đột nhau
  • D. Ngược chiều nhau

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?

  • A. Mâu thuẫn là một chỉnh thể.
  • B. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.
  • C. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
  • D. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 9: Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

  • A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.
  • B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập
  • C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập
  • D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 10: Cả lớp 10B2 ai cũng phấn đâu chăm chỉ học tập, thực hiện quy chế nhà trường. Tuy nhiên có hai bạn trong lớp thường xuyên muộn, bỏ tiết lại hay nói leo, vì thế lớp bị trừ rât nhiều điểm thị đua. Theo em tập thể lớp cần:

  • A. xuê xoa, dĩ hòa vi quý.
  • B. cả lớp không chơi và miệt thị bạn.
  • C. khuyên bạn nên bỏ học để không ảnh hưởng đến lớp.
  • D. khuyên bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Câu 11: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

  • A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập
  • B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập
  • C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
  • D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Câu 12: A và B là hai người bạn rất thân với nhau, trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, A không cho B xem bài vì muốn bạn mình phải tự lực, phấn đấu. Vì thế cả tuần nay hai bạn không chơi với nhau, thậm chí không thèm nói chuyện với nhau nữa. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Im lặng không nói gì.
  • B. Tránh không gặp mặt bạn.
  • C. Tìm bạn để cãi nhau một trận cho bỏ tức.
  • D. Nhẹ nhàng gặp bạn để trao đổi thẳng thắn.

Câu 13: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

  • A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển
  • B. Thống nhất biện chứng với nhau
  • C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại
  • D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Câu 14: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hoá thì phải có quá trình dị hoá, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Triết học đây là

  • A. quy luật tồn tại của sinh vật.
  • B. sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.
  • C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
  • D. sự liên hệ giữa các mặt đối lập.

Câu 15: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

  • A. Một tập hợp
  • B. Một thể thống nhất
  • C. Một chỉnh thể
  • D. Một cấu trúc

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là mâu thuẫn theo quan niệm Triết học?

  • A. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhằm lẫn nhau.
  • B. Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
  • C. Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và nông dân trong xã hội phong kiến.

  • D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

Câu 17: Trong cuộc sống hằng ngày các em cần làm gì đề giải quyết mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

  • A. Điều hòa mâu thuẫn

  • B. Tiến hành phê bình và tự phê bình
  • C. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”
  • D. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”

Câu 18: Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

  • A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.
  • B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
  • C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
  • D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 19: Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu nói đó bàn về vấn đê gì?

  • A. Hình thức của phát triển
  • B. Nội dung của sự phát triển

  • C. Điều kiện của sự phát triển. 
  • D. Nguyễn nhân của sự phát triển

Câu 20: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

  • A. Hai mặt đối lập
  • B. Ba mặt đối lập
  • C. Bốn mặt đối lập
  • D. Nhiều mặt đối lập.

Câu 21: Do bị ốm, A không ôn kỹ bài nên giờ kiểm tra A không làm đượ bài. B đưa bài cho A chép. A đấu tranh tư tưởng có nên chép bài của không. Nếu là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Đồng ý, vì sẽ được điểm cao.
  • B. Đồng ý, vì do mình bị ốm
  • C. Không đồng ý, vì đó là hành vi sai trái.
  • D. Không đồng ý, vì sợ bị phê bình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác