Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ sgk Địa lí 4 Trang 119

Ở bài trước, chúng ta đã được biết đến đồng bằng lớn nhất của nước ta. Đó chính là đồng bằng Nam Bộ. Và hôm nay, cũng tại vùng đất này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về người dân nơi đây. Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu bài học.

Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ sgk Địa lí 4 Trang 119

Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Nhà ở của người dân

  • Các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ – me, Chăm, Hoa…
  • Nhà ở chủ yếu được xây dựng và phân bố dọc hai bên sông ngòi, kênh rạch.
  • Xuồng, ghe là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân nơi đây
  • Ngày nay nhiều nhà kiên cố, khang trang được xây dựng, đời sống người dân được nâng cao.

CH: Quan sát hình 1, em hãy cho biết nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?

Trả lời:

  • Dựa vào hình 1 ta thấy, nhà của người dân ở đồng bằng Nam Bộ phân bố chủ yếu ở hai bên các con sông và kênh rạch.

2. Trang phục và lễ hội

  • Trang phục: Phổ biến là áo bà ba và chiếc khăn rằn
  • Lễ hội: Thường tổ chức các lễ hội để cầu được mùa và may mắn , một số lễ hội lớn như: lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, Lễ hội Núi Bà (Tây Ninh), lễ tế thần cá Ông của các làng chài…

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 121 – sgk địa lí 4

Kể tên một số dân tộc  và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?

Câu 2: Trang 121 – sgk địa lí 4

Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?

Câu 3: Trang 121 – sgk địa lí 4

Phương tiện đi lại phổ biến của người dân đồng bằng Sông Cửu Long là gì? Vì sao?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác