5 phút giải Địa lí 12 kết nối tri thức trang 84

5 phút giải Địa lí 12 kết nối tri thức trang 84. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 20. GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông là ngành hạ tảng thiết yếu của đất nước, tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ở nước ta phát triển và phân bố như thế nào?

I. GIAO THÔNG VẬN TẢI

CH: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 20, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ở nước ta.

II. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CH: Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông ở nước ta.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

CH: Dựa vào hình 20, hãy xác định 3 tuyến đường ô tô, cảng biển, cảng hàng không quan trọng của nước ta.

CH: Tìm hiểu và trình bày về một hoạt động bưu chính viễn thông mà em quan tâm.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

- Ngành giao thông vận tải bao gồm 6 loại hình giao thông: Đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống.

+ Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hành khách và hàng hóa, được nhàh nước đầu tư nhiều nhất, hiệu quả nhất. Nước ta có nhiều tuyến đường quan trọng: QL 1A, QL 2, QL5, Đường HCM,…

+ Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội Lào Cai… là tuyến đường quan trọng, góp phần chuyên chở hành khách và hàng hóa.

+ Đường sông: khai thác mức độ thấp, tập trung ở lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng.

+ Đường biển: Gồm vận tải biển và vận tải quốc tế. Hiện nay vận tải biển được đẩy mạnh bằng việc trang bị các đội tàu lớn chuyên chở hành khối lượng lớn. Tên các cảng lớn: Hải Phòng, Đã Nẵng, Sài Gòn,…

+ Đường hàng không: Đang được quan tâm phát triển theo hướng hiện đại hóa bằng việc xây dựng các cảng hàng không, trang bị máy bay có sức chở lớn, nhanh . Phát triền hàng không trong nội địa và quốc tế. Các cảng hàng không lớn: Nội Bài, Đà Nẵng; Tân Sơn Nhất…

+ Đường ống: Chuyên chở dầu mỏ và khí, đang ngày càng được đầu tư phát triển mạnh.

- Ngành bưu chính viễn thông gồm 2 hoạt động: bưu chính và viễn thông. Các hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta đang phát triển theo hướng chuyển đổi số và liên kết chặt chẽ với các hoạt động dịch vụ khác như thương mại, giao thông vận tải,...

I. GIAO THÔNG VẬN TẢI

CH:

Loại hình

giao thông

Sự phát triển

Phân bố

1. Đường ô tô

- Đường ô tô là loại hình giao thông quan trọng nhất ở nước ta, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường ô tô cao nhất trong cơ cấu vận tải nước ta và có xu hướng tăng.

- Chất lượng vận tải và dịch vụ ngày càng được cải thiện, hiệu quả kinh tế của vận tải bằng đường ô tô được nâng lên.

- Mạng lưới đường ô tô ở nước ta ngày càng phát triển, trải rộng khắp các địa phương đảm bảo kết nối hiệu quả với các loại hình giao thông khác và kết nối vùng, miền, quốc tế.

- Các tuyến đường bắc - nam là trục giao thông quan trọng nhất của nước ta như: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc - Nam.

- Các tuyến đường theo hướng đông – tây liên kết với trục bắc - nam, các khu kinh tế và tăng cường kết nối quốc tế như quốc lộ 7, 8, 9, 19, 24,...

- Các tuyến đường xuyên Á, cao tốc tạo động lực phát triển kinh tế các vùng và cả nước như: đường cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hải Phòng – Quảng Ninh – Móng Cái, Thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương,...

2. Đường sắt

- Vận tải đường sắt chủ yếu là vận chuyển hàng hoá.

- Hệ thống đường sắt hiện có được đầu tư cải tạo, nâng cấp

=> chất lượng hạ tầng được nâng lên, tốc độ và an toàn đường sắt được cải thiện; chất lượng phục vụ cũng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

 

- Đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị (ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) đang được quan tâm phát triển.

- Tuyến đường sắt dài và quan trọng nhất ở nước ta là tuyến Bắc - Nam (Thống Nhất), chạy gần như song song với quốc lộ 1.

- Các tuyến khác tập trung ở phía bắc, trong đó ba tuyến quan trọng là Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn,...

3. Đường sông

- Vận tải đường sông nước ta đảm nhận các chức năng: chuyên chở hàng hoá nội địa, kết nối với các cảng biển trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Đường sông hỗ trợ vận chuyển công-te-nơ từ cảng biển vào sâu trong nội địa và tăng cường kết nối với loại hình vận tải khác,…

- Giao thông đường sông được phát triển chủ yếu trên một số hệ thống sông lớn như: hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long.

- Các tuyến vận tải có lưu lượng vận chuyển lớn là các tuyển liên vùng, như Quảng Ninh – Việt Trì, Sài Gòn – Cà Mau,... Một số cảng sông quan trọng ở nước ta là - Việt Trì (Phú Thọ), Tân Châu (An Giang)....

4. Đường biển

- Vận tải đường biển nước ta đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và trung chuyển quốc tế.

- Đường biển tăng cường ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

- Cả nước có 34 cảng biển với 296 bến cảng (năm 2021).

- Hệ thống cảng biển nước ta là cửa ngõ giao thương hàng hoá xuất, nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước.

 

 

- Hai cảng loại đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Một số bến cảng quan trọng là Vân Phong (thuộc cảng Khánh Hoà), Cái Mép (thuộc cảng Bà Rịa - Vũng Tàu), Đình Vũ (thuộc cảng Hải Phòng),...

- Các tuyến đường biển nội địa tạo mối liên kết giữa các vùng trong nước, như: Hải Phòng – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh,...

- Các tuyến đường biển quốc tế kết nối với các quốc gia và châu lục khác, như: Hải Phòng – Hồng Công, Thành phố Hồ Chí Minh - Xin-ga-po,... Việt Nam đã thiết lập các tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ, châu Âu.

5. Đường hàng không

- Vận tải hàng không ở nước ta có tốc độ phát triển và hiện đại hoá nhanh.

- Năng lực vận chuyển ngày càng cao nhờ ứng dụng khoa học – công nghệ, tăng cường đội tàu bay và mở rộng mạng lưới đường bay.

- Đến năm 2021, Việt Nam có 22 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng quốc tế.

 

- Các cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất là cửa ngõ quốc tế và đầu mối vận tải hàng không lớn của nước ta.

- Các tuyến đường bay nội địa ngày càng được mở rộng. Một số tuyến đường bay quốc tế quan trọng là Hà Nội – Tô-ky-ô, Đà Nẵng – Hồng Công, - Thành phố Hồ Chí Minh – Lốt An-giơ-lét,... Việt Nam đã thiết lập được những chuyến bay thẳng đi Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi.

6. Đường ống

Đường ống chủ yếu vận chuyển xăng dầu và khí, phục vụ hiệu quả cho ngành khai thác, chế biến và phân phối dầu khí tại Việt Nam.

Đường ống nước ta có một số hệ thống chính: đường ống vận chuyển xăng dầu từ Bãi Cháy – Hạ Long tới các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đường ống dẫn khí Cà Mau - Phú Mỹ,...

II. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CH: Ngành bưu chính viễn thông gồm 2 hoạt động: bưu chính và viễn thông. Các hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta đang phát triển theo hướng chuyển đổi số và liên kết chặt chẽ với các hoạt động dịch vụ khác như thương mại, giao thông vận tải,...

a. Bưu chính

- Sự phát triển:

+ Doanh thu bưu chính nước ta còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng rất nhanh, năm 2021 đạt gần 27 nghìn tỉ đồng. 

+ Dịch vụ bưu chính đa dạng, phát triển theo hướng hiện đại và nâng cao hiệu quả kinh tế. 

+ Các dịch vụ truyền thống như: chuyển, nhận thư, bưu kiện,... từng bước chuyển sang dịch vụ số.

+ Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh được mở rộng, đảm bảo chất lượng vận chuyển đã nâng cao hiệu quả kinh tế của dịch vụ bưu chính. 

+ Ngành bưu chính phát triển theo hướng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, cung cấp dịch vụ bưu chính số và hợp tác với các khâu sản xuất và dịch vụ khác: ngân hàng, logistics, vận tải,...

- Phân bố

+ Mạng lưới bưu chính phân bố rộng khắp. 

+ Một số trung tâm dịch vụ bưu chính đã tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo cơ sở cho việc xây dựng kinh tế số, xã hội số, như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Viễn thông 

- Sự phát triển

+ Doanh thu năm 2021 đạt 316,4 nghìn tỉ đồng.

+ Các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng bao gồm: dịch vụ điện thoại, internet, dịch vụ mạng và các dịch vụ khai thác công nghệ. 

+ Thời gian qua, số thuê bao điện thoại khá ổn định, số thuê bao internet tăng nhanh, liên tục.

+ Mạng lưới viễn thông được mở rộng và phát triển nhanh. 

+ Hạ tầng viễn thông được triển khai đến mọi vùng miền và kết nối với toàn thế giới qua hệ thống băng thông quốc tế. Việt Nam đang sở hữu 2 vệ tinh viễn thông và 7 tuyến cáp quang biển quốc tế tăng cường kết nối với mạng lưới viễn thông quốc tế.

+ Hướng phát triển ngành viễn thông nước ta là đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao và đảm bảo an ninh mạng.

- Phân bố:

+ Nước ta đã hình thành các trung tâm viễn thông hiện đại, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... 

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

CH: 

- 3 tuyến đường ô tô quan trọng: quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc bắc – nam.

- 3 cảng biển quan trọng: Cảng Vân Phong, cảng Cái Mép, cảng Đình Vũ.

- 3 cảng hàng không quan trọng: Cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.

CH: 

Dịch vụ chuyển phát nhanh

a. Giới thiệu:

Dịch vụ chuyển phát nhanh là một trong những hoạt động bưu chính viễn thông phổ biến nhất hiện nay. Dịch vụ này cho phép khách hàng gửi đi các bưu kiện, thư từ, hàng hóa một cách nhanh chóng và tiện lợi đến địa điểm mong muốn.

b. Đặc điểm:

- Tốc độ: Đây là điểm nổi bật của dịch vụ chuyển phát nhanh. Bưu kiện, thư từ, hàng hóa sẽ được chuyển đến nơi nhận trong thời gian ngắn nhất, thường chỉ từ 1 đến 3 ngày.

- Tiện lợi: Khách hàng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ này thông qua các kênh như:

+ Gọi điện thoại đến tổng đài của công ty cung cấp dịch vụ.

+ Truy cập website hoặc ứng dụng di động của công ty.

+ Mang bưu kiện đến trực tiếp bưu cục.

- An toàn: Các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh đều có cam kết về độ an toàn của bưu kiện. Bưu kiện sẽ được bảo quản cẩn thận và theo dõi sát sao trong quá trình vận chuyển.

- Đa dạng: Các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ví dụ:

+ Chuyển phát nhanh nội địa.

+ Chuyển phát nhanh quốc tế.

+ Chuyển phát nhanh hỏa tốc.

+ Chuyển phát nhanh tiết kiệm.

c. Lợi ích:

- Tiết kiệm thời gian: Dịch vụ chuyển phát nhanh giúp khách hàng tiết kiệm thời gian so với các phương thức vận chuyển truyền thống.

- Tiết kiệm chi phí: Một số dịch vụ chuyển phát nhanh có mức giá cạnh tranh so với các phương thức vận chuyển khác.

- An tâm: Khách hàng có thể an tâm về độ an toàn của bưu kiện khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh.

- Thuận tiện: Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh một cách dễ dàng và tiện lợi.

d. Một số công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh uy tín tại Việt Nam:

- Viettel Post

- VNPost

- Giao Hàng Nhanh

- Ahamove

v GrabExpress


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 12 kết nối tri thức, giải Địa lí 12 kết nối tri thức trang 84, giải Địa lí 12 KNTT trang 84

Bình luận

Giải bài tập những môn khác