5 phút giải Địa lí 12 kết nối tri thức trang 135
5 phút giải Địa lí 12 kết nối tri thức trang 135. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 29. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước. Vậy những thế mạnh đó là gì? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển ra sao? Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?
I. KHÁI QUÁT
CH: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 29.1, hãy:
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ.
- Trình bày những lợi thế về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
CH: Dựa vào thông tin mục 2, hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về dân số vùng Đông Nam Bộ.
II. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CH: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 29.1, hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
CH: Dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của bản thân, hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển của Đông Nam Bộ.
III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
CH: Dựa vào nội dung mục 1 và hình 29.2, hãy:
- Trình bày sự phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ.
- Xác định tên các ngành công nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp của vùng.
CH: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 29.2, hãy trình bày tình hình phát triển các ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ.
CH: Dựa vào thông tin mục 3 và hình 29.2, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Đông Nam Bộ.
IV. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CH: Dựa vào thông tin mục IV, hãy trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
CH: Chứng minh một số hoạt động kinh tế của vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước.
CH: Tìm kiếm thông tin, viết bài giới thiệu về tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế ở Đông Nam Bộ (du lịch biển, khai thác dầu khí, cây công nghiệp, cây ăn quả).
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU
* Thế mạnh phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
- Địa hình và đất:
+ Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng
+ Đất badan và đất xám phù sa cổ chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên của vùng.
+ Ngoài ra, trong vùng còn có đất phù sa ở hạ lưu các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ,...
- Khí hậu:
+ Mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, ít thay đổi trong năm,
+ Phân hai mùa mưa – khô rõ rệt
- Nguồn nước:
+ Hệ thống sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng Nai,...
+ Các hồ thuỷ diện, hỗ thuỷ lợi lớn như hỗ Dầu Tiếng, Phước Hoà,...
- Rừng: Diện tích và trữ lượng rừng của vùng không lớn. Hệ thống rừng của vùng có giá trị bảo tồn như
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Nổi bật và có giá trị nhất của vùng là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn.
+ Ngoài ra, trong vùng còn có bô-xít, các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh,.....
- Biển: Đông Nam Bộ có vùng biển giàu tiềm năng dầu khí, hải sản; có một số bãi tắm đẹp, cảnh quan đảo đặc sắc,...
* Sự phát triển của các ngành kinh tế
a. Sự phát triển của ngành công nghiệp
- Năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng, riêng công nghiệp chiếm 37,9%.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 31,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn.
b. Sự phát triển của ngành dịch vụ
- Ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP của vùng (năm 2021). Các lĩnh vực dịch vụ trong vùng đa dạng, được phát triển hàng đầu trên cả nước.
- Giao thông vận tải trong vùng được phát triển với đầy đủ các loại hình
- Thương mại của vùng phát triển mạnh.
- Ngoại thương: Trị giá xuất khẩu của vùng chiếm khoảng 34% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước (năm 2021).
- Du lịch ở Đông Nam Bộ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
- Bưu chính viễn thông được phát triển sớm và mạnh nhất so với các vùng khác, đi đầu trong chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao.
- Tài chính ngân hàng được phát triển mạnh với đa dạng các loại hình kinh doanh như hệ thống các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,...
c. Sự phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ
- Nông nghiệp
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, có mức độ tập trung hoá sản xuất và trình độ thâm canh cao.
+ Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha.
+ Chăn nuôi ở Đông Nam Bộ đang phát triển theo hướng công nghiệp, quy trình khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm.
- Lâm nghiệp: Có ý nghĩa kinh tế và môi trường đối với vùng Đông Nam Bộ.
- Thủy sản: Năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm gần 6% cả nước, chủ yếu là lĩnh vực khai thác (chiếm 72,2% tổng sản lượng).
* Vấn đề bảo vệ môi trường
- Phát triển kinh tế trong vùng đặt ra nhiều thách thức đến vẫn để bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế bền vững, tạo thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư theo hướng văn minh.
I. KHÁI QUÁT
CH:
- Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Diện tích vùng năm 2021 là 23,6 nghìn km².
- Đông Nam Bộ tiếp giáp với nước láng giếng Cam-pu-chia, giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng với một số đảo, quần đảo, lớn nhất là quần đảo Côn Sơn.
- Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế và là đầu mối giao thông lớn bậc nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế, đẩy mạnh liên kết kinh tế với các vùng kinh tế khác, mở rộng giao thương quốc tế.
II. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CH:
- Năm 2021, số dân của vùng là 18,3 triệu người, chiếm 18,6% số dân cả nước.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp (0,98%, năm 2021) nhưng do gia tăng cơ học nên vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước.
- Mật độ dân số của vùng cao, 778 người/km², chỉ thấp hơn vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỉ lệ dân thành thị năm 2021 là 66,4%, cao nhất cả nước.
- Các dân tộc sinh sống trong vùng là Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm....
CH:
1. Thế mạnh
- Địa hình và đất:
+ Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị,...
+ Đất badan và đất xám phù sa cổ chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên của vùng.
+ Ngoài ra, trong vùng còn có đất phù sa ở hạ lưu các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ,...
+ Các loại đất trong vùng thích hợp trồng cây công nghiệp, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu:
+ Mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, ít thay đổi trong năm,
+ Phân hai mùa mưa – khô rõ rệt, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và các hoạt động kinh tế khác.
- Nguồn nước:
+ Hệ thống sông Sài Gòn, sông Bé,... có giá trị về thuỷ lợi, phát triển giao thông vận tải; sông Đồng Nai có giá trị lớn nhất về thuỷ điện.
+ Các hồ thuỷ diện, hỗ thuỷ lợi lớn như hỗ Dầu Tiếng, Phước Hoà,... cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Rừng:
+ Tuy diện tích và trữ lượng rừng của vùng không lớn, song có giá trị cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu giấy.
+ 11ệ thống rừng của vùng có giá trị bảo tồn như: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát, Côn Đảo.
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Nổi bật và có giá trị nhất của vùng là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn.
+ Ngoài ra, trong vùng còn có bô-xít, các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh,.....
- Biển: Đông Nam Bộ có vùng biển giàu tiềm năng dầu khí, hải sản; có một số bãi tắm đẹp, cảnh quan đảo đặc sắc,... thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2. Hạn chế
- Mùa khô kéo dài 4 đến 5 tháng, gây nên tình trạng thiếu nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng ngập úng do triều cường, xâm nhập mặn ở vùng ven biển ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt trong vùng.
III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
CH:
a. Thế mạnh
- Dân cư và lao động: Số dân đông, tỉ suất nhập cư thường cao, người nhập cư đa phần trong độ tuổi lao động, tạo cho vùng có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất.
- Lao động năng động trong nền kinh tế thị trường, tỉ lệ đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả nước, tạo khả năng nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỉ thuật: phát triển đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.
- Chính sách, đầu tư và khoa học - công nghệ: Vùng có nhiều chính sách linh hoạt trong thu hút đầu tư. Đông Nam Bộ có số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài luôn đứng đầu cả nước. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ được đẩy mạnh.
- Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, tài chỉnh, thương mại, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hoá, giáo dục – đào tạo,.... lớn hàng đầu cả nước, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
b. Hạn chế
Việc nhập cư tập trung vào các đô thị lớn của vùng làm nảy sinh một số khó khăn về việc làm, nhà ở, các vẫn dễ xã hội khác và môi trường,...
CH:
a. Sự phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ
- Năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng, riêng công nghiệp chiếm 37,9%.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 31,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn.
+ Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng giảm xuống còn hơn 4%;
+ Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lên, đạt hơn 90% năm 2021.
+ Hai nhóm ngành còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể.
b. Tên các ngành công nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp của vùng
- Các ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ rất đa dạng. Một số ngành nổi trội là:
+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí
+ Công nghiệp sản xuất điện: Nhiệt điện, thủy điện và điện từ năng lượng tái tại khác
+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính
+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất đồ uống
+ Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; công nghiệp sản xuất giày, dép
+ Các ngành công nghiệp khác như: sản xuất hóa chất, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại, sản xuất ô tô và xe có động cơ khác,...
- Đông Nam Bộ có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu,... => Các trung tâm này có cơ cấu ngành đa dạng, nhiều ngành có vai trò lớn với cả nước.
- Ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ phát triển nhanh, ngày càng tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP của vùng (năm 2021).
- Các lĩnh vực dịch vụ trong vùng đa dạng, được phát triển hàng đầu trên cả nước.
- Giao thông vận tải trong vùng được phát triển với đầy đủ các loại hình
- Thương mại của vùng phát triển mạnh.
+ Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng đứng đầu cả nước (chiếm trên 27% cả nước).
+ Đông Nam Bộ cũng là vùng phát triển sớm và nhanh các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thương mại điện tử,...
- Ngoại thương: Trị giá xuất khẩu của vùng chiếm khoảng 34% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước (năm 2021). Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương có trị giá xuất khẩu lớn và luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong vùng và cả nước.
- Du lịch ở Đông Nam Bộ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
+ Năm 2020, lượng khách du lịch đến vùng đạt 34,6 triệu lượt khách;
+ Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lượng khách du lịch đến vùng giảm mạnh, còn khoảng 15,7 triệu lượt khách.
+ Tuy nhiên, năm 2022 lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh, đạt trên 23,2 triệu lượt khách, chiếm gần 23% lượng khách của cả nước.
+ Các loại hình du lịch nổi bật trong vùng là du lịch đô thị, du lịch sinh thái,... Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.
+ Ngoài ra, một số điểm thu hút khách du lịch khác như: Vũng Tàu, núi Bà Đen, cửa khẩu Mộc Bài, hồ Dầu Tiếng,...
- Bưu chính viễn thông được phát triển sớm và mạnh nhất so với các vùng khác, đi đầu trong chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao.
- Tài chính ngân hàng được phát triển mạnh với đa dạng các loại hình kinh doanh như hệ thống các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,... thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
CH:
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, có mức độ tập trung hoá sản xuất và trình độ thâm canh cao.
- Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha (chiếm khoảng 36% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước).
- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng là cao su, điều, hồ tiêu,...
- Cây ăn quả ngày càng được mở rộng về diện tích, đạt khoảng 129 nghìn ha năm 2021.
- Chăn nuôi ở Đông Nam Bộ đang phát triển theo hướng công nghiệp, quy trình khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm.
2. Lâm nghiệp
- Có ý nghĩa kinh tế và môi trường đối với vùng Đông Nam Bộ.
- Rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy và gỗ gia dụng, sản lượng khai thác gỗ hằng năm khoảng 250 nghìn m'.
+ Công tác quản lí hệ thống rừng phòng hộ được tăng cường.
+ Các loại rừng đặc dụng được chú trọng bảo tồn dưới hình thức là các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học, vừa kết hợp khai thác phát triển du lịch sinh thái.
3. Thủy sản
- Năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm gần 6% cả nước, chủ yếu là lĩnh vực khai thác (chiếm 72,2% tổng sản lượng).
- Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm tới 93,8% sản lượng thuỷ sản khai thác toàn vùng.
- Nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CH: - Phát triển kinh tế trong vùng đặt ra nhiều thách thức đến vẫn để bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững như:
+ Sự phát triển công nghiệp tập trung dẫn đến gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, biển;
+ Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm cũng tác động xấu tới môi trường đất, nước,...
+ Phát triển kinh tế theo hướng bền vững sẽ tác động tích cực và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
+ Kinh tế phát triển tạo nguồn đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện các dự án bảo vệ, cải tạo môi trường.
- Bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế bền vững, tạo thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư theo hướng văn minh.
+ Việc bảo vệ môi trường giúp các hoạt động kinh tế, đặc biệt các ngành công nghiệp, dịch vụ (nhất là với ngành du lịch) duy trì hoạt động và mang lại hiệu quả cao.
+ Đồng thời, tạo môi trường trong lành cho các hoạt động xã hội, nhất là trong các đô thị lớn của vùng như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà,...
+ Việc giải quyết các vấn đề về quá tải hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm ở các đô thị lớn sẽ giúp các hoạt động kinh tế – xã hội được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống dân cư được nâng cao,...
+ Bảo vệ môi trường biển, triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
CH: Một số hoạt động kinh tế của vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước do
- Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế và là đầu mối giao thông lớn bậc nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế, đẩy mạnh liên kết kinh tế với các vùng kinh tế khác, mở rộng giao thương quốc tế.
- Dân cư và lao động: Số dân đông, tỉ suất nhập cư thường cao, người nhập cư đa phần trong độ tuổi lao động, tạo cho vùng có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất.
- Lao động năng động trong nền kinh tế thị trường, tỉ lệ đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả nước, tạo khả năng nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỉ thuật: phát triển đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.
- Chính sách, đầu tư và khoa học - công nghệ: Vùng có nhiều chính sách linh hoạt trong thu hút đầu tư. Đông Nam Bộ có số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài luôn đứng đầu cả nước. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ được đẩy mạnh.
- Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, tài chỉnh, thương mại, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hoá, giáo dục – đào tạo,.... lớn hàng đầu cả nước, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
CH:
Du lịch biển
Vùng Đông Nam Bộ sở hữu đường bờ biển dài hơn 400km với nhiều bãi biển đẹp, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Nơi đây được xem là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch biển lớn nhất Việt Nam. Đông Nam Bộ sở hữu nhiều bãi biển đẹp như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Mũi Né,… thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, thích hợp cho du lịch quanh năm. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không phát triển, thuận tiện cho du khách di chuyển. Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử và văn hóa như: Địa đạo Củ Chi, Khu di tích chiến thắng Đồng Xoài,…Các dịch vụ du lịch như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,… phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách. Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năm phát triển du lịch biển như: nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút du khách quốc tế nhằm phát triển du lịch biển cao cấp; bảo vệ môi trường biển, phát triển các loại hình du lịch sinh thái như: du lịch lặn biển, du lịch đảo,… nhằm phát triển du lịch sinh thái; kết hợp du lịch biển với du lịch văn hóa, giới thiệu các di tích lịch sử và văn hóa của địa phương nhằm phát triển du lịch văn hóa; tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế, thu hút du khách MICE nhằm phát triển du lịch MICE. Với những lợi thế và tiềm năng phát triển, du lịch biển là ngành kinh tế có thể đóng góp lớn vào GDP của khu vực Đông Nam Bộ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 12 kết nối tri thức, giải Địa lí 12 kết nối tri thức trang 135, giải Địa lí 12 KNTT trang 135
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận